Thực trạng năng lực cạnh tranh tỉnh Hà Tây

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tây trong thu hút vốn đầu tư (Trang 27 - 37)

3.1 Năng lực cạnh tranh tỉnh Hà Tây năm 2005

stt Chỉ số thành phần Số điềm đạt được đã có trọng số 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9.

Chi phí gia nhập thị trường

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước Chi phí không chính thức

Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước

Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Chỉ số PCI đã có trọng số 4,27 3,67 3,75 6,10 6,87 4,27 1,20 3,27 33,4

Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hà Tây năm 2005 chỉ có 2 chỉ tiêu đạt trên 5 điểm là chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước và chi phí không chính thức, có thể nói chỉ số năng lực cạnh tranh như vậy là tương đối thấp.

3.2 Công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tây trong năm 2005. 3.2.1.Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh

Ngay sau khi phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam công bố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005, Ban thường vụ tỉnh uỷ đã họp và ban hành nghị quyết số 14/NQ – TU ngày 5 tháng 6 năm 2005 đồng thời ban hành kế hoạch số 59 Kế HOạCH – TU để triển khai nghị quyết nêu trên; UBND tỉnh đã xây dựng chương trình hành động, sau đó ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện.

3.2.2 Các hoạt động cụ thể:

Toàn thể các Sở, Ban, Ngành, Huyện, thị xã trong tỉnh đã tổ chức đợt sinh hoạt sâu rộng nhằm kiểm điểm, nghiên cứu, học tập quán triệt Nghị Quyết, Kế hoạch của tỉnh uỷ và chương trình hành động của UBND tỉnh.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thị tiến hành các hoạt động cụ thể như: tổ chức gặp mặt định kỳ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; quy định ngày thứ 6 hàng tuần tiếp doanh nghiệp và thiết lập đường dây nóng để các doanh nghiệp có thể dễ dàng phản ánh các bức xúc, kiến nghị qua đó các cơ quan công quyền biết và giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp; mở hội nghị xúc tiến đầu tư, ban hành một số quy định quan trọng liên quan đến các doanh nghiệp như: Quy định về một số cơ chế khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh, quy định danh mục lĩnh vực, dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2005 – 2010, quy định về khung giá đất trên địa bàn tỉnh, tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp Hà Tây - Tiềm năng và cơ hội đầu tư, tham gia triển lãm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thị xã đã tập trung kiểm điểm các mặt còn hạn chế, yếu kém ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của tỉnh như công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho các đảng viên, cán bộ, quần chúng nhân dân về tầm quan trọng của việc tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ nói riêng phát triển sản xuất kinh doanh; công tác tổ chức bộ máy, đào tạo và bố trí cán bô, công chức có trách nhiệm trực tiếp hỗ trợ và giải quýêt các công việc liên quan đến các doanh nghiệp; công tác giữ gìn an ninh trật tự trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; giải quyết nhanh, dứt điểm, đúng pháp luật những vụ việc phức tạp gây ách tắc đến tiến độ triển khai một số dự án của nhà đầu tư; quy trình thủ tục đầu tư, giao đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng…; công tác cải cách hành chính, mẫu hoá, đơn giản hoá các loại hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của

doanh nghiệp; công khai hoá, minh bạch hoá các chủ trương, chính sách, quy định, chương trình, kế hoạch của địa phương có liên quan, ảnh hưởng đến sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp…

Căn cứ kết quả kiểm điểm nêu trên, các cơ quan có liên quan và các cấp chính quyền trong tỉnh đã lập các kế hoạch, chương trình cụ thể phát huy các thành tích, ưu điểm đã đạt được và quyết tâm khắc phục vượt qua các yếu kém, nhược điểm đang ngày càng ảnh hưởng không tốt đến năng lực cạnh tranh của tỉnh.

3.2.3 Kết quả thực hiện:

3.2.3.1 Về công tác học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết và Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ

UBND tỉnh đã chỉ đạo và các cấp chính quyền, sở ban, ngành đã thực hiện đợt sinh hoạt sâu rộng nhằm nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết, Kế hoạch của Tỉnh uỷ và Chương trình hành động của UBND tỉnh về nâng cao năng lực cạnh tranh về môi trường kinh doanh của tỉnh. Kết quả là, về mặt lý luận và nhận thức, tỉnh đã cơ bản chỉ ra các yếu kém, bất cập trên các lĩnh vực đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, nguyên nhân khách quan và chủ quan, phương hướng, giải pháp và kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh. Việc học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và thực hiện Nghị quyết, Kế hoạch trên đã được coi là việc làm thường xuyên, liên tục, không mang tính chiến dịch, đối phó trong nhận thức và hành động của các cấp và các ngành. 3.2.3.2 Về việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh tỉnh.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, nghành tiến hành rà soát các văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp, đồng thời ban hành, bổ sung, điều chỉnh một số văn bản để thực hiện mục tiêu trên. Cụ thể:

Văn bản số 2740 CV/UBND – NC ngày 25 tháng 7 năm 2005 của UBND tỉnh ban hành chương trình hành đồng thực hiện Nghị quyết 14 và Kế hoạch 59 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ;

Quyết định số 725/QĐ – UB ngày 21 tháng 6 năm 2005 của UBND tỉnh ban hành quy định việc đấu giá đất ở để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;

Quyết định số 872/2005/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2005 của UBND tỉnh ban hành trình tự, thủ tục xây dựng, triển khai cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

Quyết định số 917/2005/QĐ-UB ngày 18 tháng 7 năm 2005 của UBND tỉnh ban hành trình tự thủ tục chấp nhận chủ trương đầu tư trên địa bàn tỉnh;

Quyết định số 614/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2006 của chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập tổ công tác tiếp nhận, xử lý vướng mắc của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính…

Quyết định số 1838/2005/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2005 ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư cho giai đoạn 2006 -2010;

Quyết định số 1854/2005/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh ban hành cơ chế ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh (thay thế Quyết định số 15/2005/QĐ-UB ngày 12 tháng 01 năm2005);

Quyết định số 1879/2005/QĐ-UBND tỉnh ngày 09 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh ban hành khung giá đất trên địa bàn tỉnh;

Quyết định số 762/2006/QĐ-UB ngày 05 tháng 5 năm 2006 của UBND tỉnh về phê duyệt chương trình xúc tiến đầu tư năm 2006;

Văn bản chỉ đạo các cấp, các nghành kiểm điểm về việc thực hiện trách nhiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh theo kết luận số 55KL/TU ngày 26 tháng 3 năm 2006 của Tỉnh uỷ

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quy hoạch đối với việc thu hút đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh, tỉnh đã chú trọng chỉ đạo việc lập, điều chỉnh, bổ sung, phê duyệt hoặc trình phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch, trong đó quan trọng nhất là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2010 vừa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 195/2006/QĐ – TTg ngày 25/8/2006 và các quy hoạch như: công nghiệp, giao thông - vận tải, du lịch, sử dụng đất, sản xuất vật liệu xây dựng, các khu, cụm và điểm công nghiệp.

Nhiều huyện, thị xã cũng đã quan tâm đến công tác quy hoạch, chủ động trong việc lập và trình duyệt các quy hoạch của huyện nhất là quy hoạch đất đai, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, quy hoạch cụm, điểm công nghiệp, quy hoạch xây dựng đô thị…

3.2.3.4 Về cải cách tổ chức, bộ máy và thủ tục hành chính

Đã sắp xếp, thu gọn đầu mối các sở, các phòng các huyện, thị theo quy định của Nhà nước và ban hành các quyết định xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy của các sở, ban, ngành, tạo cơ sở pháp lý cho công tác cải cách thủ tục hành chính phục vụ công tác nói chung và nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh môi trường kinh doanh nói riêng.

Đã thống nhất cho thành lập tại mỗi huyện, thị xã một ban quản lý và thành lập các ban bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các huyện, thị xã có nhiều dự án đầu tư cần tập trung đầy mạnh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đồng thời đã quan tâm bố trí thêm biên chế cho một số sở, ban, ngành, huyện, thị cần tăng cường để giải quyết nhanh các công việc liên quan đến sản xuất – kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp.

Đã chủ động ban hành kịp thời và đôn đốc kế hoạch thực hiện nghị quyết 01 của Tỉnh uỷ về tăng cường công tác cải cách hành chính, trong đó đặc biệt chú trọng tới các vấn đề trực tiếp liên quan đến môi trường kinh doanh.

3.2.3.5 Về công tác vận động Xúc tiến đầu tư

Công tác tuyên truyền xúc tiến hoạt động đầu tư đã triển khai được những bước quan trọng:

Căn cứ quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đã khảo sát, nghiên cứu, ban hành và công bố danh mục các dự án và kêu gọi đầu tư vào tỉnh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2010.

Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư, bao gồm cả đĩa VCD để cung cấp thông tin chính thống cho các nhà đầu tư.

Tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Tây lần thứ nhất vào ngày 09 tháng 12 năm 2005, qua đó đã tiếp nhận được cam kết của các nhà đầu tư trong và ngoài nước về nhiều dự án lớn.

Tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “Hà Tây - tiềm năng và cơ hội đầu tư”.

Tham gia triển lãm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội.

Ký thoả thuận hợp tác xúc tiến đầu tư với một số công ty tư vấn đầu tư để vận động xúc tiến đầu tư.

3.2.3.6 Về công tác nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức và cải tiến lề lối làm việc

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã đã kiện toàn một bước công tác cán bộ có liên quan đến đầu tư, hầu hết đã thực hiện tốt cơ chế một cửa, công khai các thủ tục hồ sơ trong việc xem xét giải quyết các thủ tục gia nhập thị trường cho các doanh nghiệp, tiếp nhận các dự án đầu tư, giao đất, cấp phép xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư bước đầu đã được rút ngắn hơn.

3.2.3.7 Về công tác tạo mặt bằng sẵn cho nhà đầu tư:

Trong thời gian qua, tỉnh thực sự đã tập trung chỉ đạo hoàn thành nhanh công tác giải phóng mặt bằng và đẩy mạnh việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng

bộ đối với các cụm công nghiệp như: Cụm CN Phùng Xá, cụm CN Phùng, cụm CN Quất Động… để tiếp tục nhận các dự án đầu tư. Đối với khu công nghiệp Bắc Phú Cát, sau nhiều tháng việc giải phóng mặt bằng bị chậm, nay đã hoàn thành việc đền bù giải phóng mặt bằng được trên 200 ha; mặt khác đang tích cực triển khai giải phóng mặt bằng tiếp khu công nghệ cao Hoà Lạc và ra soát, điều chỉnh bổ sung danh mụcquy hoạch khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo định hướng hợp nhất các cụm công nghiệp gần nhau thành khu công nghiệp để tận dụng các chính sách ưu đãi nhiều mặt của Nhà nước nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư và đồng thời xúc tiến đầu tư xây dựng thêm khu công nghiệp tại khu vực phía Nam tỉnh để khai thác nhanh và hiệu quả lợi thế tiện lợi giao thông của khu vực này do cầu Thanh Trì sắp khánh thành đưa vào sử dụng.

3.3. Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tây năm 2006 3.3.1 Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tây năm 2006

stt chỉ số thành phần số điềm đạt được đã có trọng số 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11.

Chi phí gia nhập thị trường

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

Chi phí không chính thức

Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước

Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Đào tạo lao động Thiết chế pháp lý Chỉ số PCI đã có trọng số 6,12 4,92 5,56 4,28 5,07 6,70 2,53 3,60 2,92 3,13 40,73

Trong 10 chỉ số nêu trên, tỉnh Hà Tây có 4 chỉ số đạt số điểm trên 5 và 6 , còn lại đạt chỉ số dưới 5.

3.3.2 Phân tích, so sánh sơ bộ về chỉ số PCI của tỉnh Hà Tây trong năm 2006.

So sánh với năm 2005, năm 2006 tỉnh Hà Tây có 6 chỉ số thành phần tăng điểm là: số tt chỉ số thành phần Nămsố điểm đạt 2005 Năm 2006 1 2 3 4 5 6

Chi phí gia nhập thị trường

Tiếp cận đất đai và sự ốn định trong sử dụng đất Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước

Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Chính sách phát triển kinh tế khu vực tư nhân

4,273,67 3,67 3,75 4,27 1,20 3,27 6,12 4,92 5,56 6,70 2,53 3,60

Ngược lại có hai chỉ số thành phần giảm điểm là

stt chỉ số thành phần số điểm đạt Năm 2005 Năm 2006 1 2 Chi phí không chính thức

Chi phí thực hiện các quy định của Nhà nước.

6,876,10 6,10

5,074,28 4,28

Ngoài ra, năm 2006 Dự án đưa thêm 2 chỉ tiêu thành phần mới so với năm 2005 để đánh giá là:

stt chỉ số thành phần số điểm đạt được đã có

trọng số

1 2

Đào tạo lao động Thiết chế pháp lý

2,92 3,13

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ THAY ĐỔI TRONG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH TRONG 2 NĂM 2005 VÀ 2006

3.3.3 So sánh chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Tây với một số tỉnh

Hưng Yên và Vĩnh Phúc là hai tỉnh liền kề với tỉnh Hà Tây nên có một số tương đồng với Hà Tây về điều kiện địa lý và tự nhiên, do vậy chúng ta hãy so sánh chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Tây với hai tỉnh này để nhận thấy sự thay đổi về chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Tây qua hai năm 2005 và 2006

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tây trong thu hút vốn đầu tư (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w