Những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty TNHH kiểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 50 - 64)

TNHH kiểm toán và tư vấn A&C

3.2.1. Tính tất yếu khách quan phải hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán

Khi xem xét, nghiên cứu bất cứ sự vật, hiện tượng nào, chúng ta phải sử dụng phép biện chứng để phân tích, đánh giá bản chất của sự vật, hiện tượng đó. Có như vậy mới đảm bảo tính chính xác bởi phép biện chứng duy vật là phương pháp luận khoa học. Phép biện chứng duy vật bao gồm nội dung phong phú nhưng trong đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển vẫn được xem là những nguyên lý có ý nghĩa khái quát nhất, như Ph.Angnghen đã định nghĩa: “phép biện chứng…là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Trong đó, nguyên lý về sự phát triển cho rằng sự vật, hiện tượng luôn không ngừng vận động và phát triển. Phát triển là quá trình “tự thân” của mọi sự vật, hiện tượng nên đó là một quá trình khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan của con người. KSCLKT là một sự vật do đó muốn tồn tại phải không ngừng vận động và phát triển. Mặt khác, sự phát triển của KSCLKT là một quá trình khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Bên cạnh đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến thừa nhận thế giới như một chỉnh thể thống nhất, các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thể giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau. KSCLKT là một bộ phận mật thiết của nền kinh tế nên nó có mối liên hệ qua lại và chịu sự tác động của nền kinh tế. Nghĩa là, KSCLKT phải vận động và phát triển theo khuynh hướng phát triển chung của nền kinh tế. Ngày nay, khi nền kinh tế đang phát triển như vũ bão thì tất yếu KSCLKT cũng phải vận động và phát triển theo xu hướng chung ấy. Mặt khác, quy luật lượng- chất trong phép biện chứng cho rằng những thay đổi về lượng đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến những thay đổi về chất và khi chất mới ra đời lại tạo ra lượng mới và lại tạo điều kiện để lượng mới phát triển. Đây là

phương thức chung của sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. KSCLKT khi phát triển cũng phải tuân theo quy luật lượng- chất nêu trên. Khi KSCLKT phát triển đến một trình độ nhất định (thay đổi về lượng) sẽ phải nâng cao chất lượng (thay đổi về chất). Ngược lại, với chất lượng được nâng cao KSCLKT sẽ phát triển ở một tầm mới với một trình độ mới.

Ph.Angghen viết: “Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”; còn V.I.Lênin cho rằng: “bản thân sự vật phải được xem xét trong những quan hệ của nó và trong sự phát triển của nó”. Như vậy, để có tri thức đúng về sự vật chúng ta phải có cái nhìn toàn diện. Vì thế, khi xem xét KSCLKT với quan điểm toàn diện chúng ta không thể không nhận thấy việc hoàn thiện KSCLKT là điều tất yếu khách quan, là hợp với xu hướng phát triển của bản thân nó.

Tại Việt Nam, lĩnh vực kiểm toán thực sự mới ra đời vào năm 1991, và sau 15 năm hoạt động, lĩnh vực kiểm toán đã có những tiến bộ rõ rệt thể hiện ở số lượng đông đảo các công ty kiểm toán hoạt động trên cả nước, trong mọi lĩnh vực kinh tế. Nếu năm 1991 chỉ có 2 công ty với vỏn vẹn 13 người thì đến 30/06/2006 đã có hơn 100 công ty kiểm toán lớn, nhỏ thuộc nhiều quy mô và loại hình hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam với hàng trăm văn phòng và chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, trên 4.000 nhân viên làm việc trong đó có 1.234 người đã được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ KTV và trên 150 KTV đạt trình độ quốc tế. Trong năm 2006 vừa qua, ngành kiểm toán Việt Nam đã cung cấp dịch vụ cho hơn 14.000 khách hàng với tổng doanh thu 822 tỷ đồng. Sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Mặt khác, việc Việt Nam gia nhập WTO không chỉ tạo cơ hội cho ngành nghề kiểm toán mà cũng tạo những thách thức lớn. Nó sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty kiểm toán nước ngoài với đội ngũ nhân viên có chất lượng và trình

độ chuyên môn cao với bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới. Vì thế, để tồn tại và phát triển tất yếu các công ty phải nâng cao chất lượng kiểm toán, nghĩa là phải hoàn thiện KSCLKT.

Năm 2006, Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh APEC và được công nhận là thành viên chính thức của WTO. Những sự kiện này đã chứng tỏ sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Điều này đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những cơ hội và thách thức mới. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, vươn lên tầm thế giới buộc phải chấp nhận theo luật chơi quốc tế. Một trong những luật chơi đó là phải đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh được thừa nhận bởi các công ty kiểm toán có uy tín. Mặc khác, các nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn vào các doanh nghiệp cũng yêu cầu BCTC phải được kiểm toán để đảm bảo tính chính xác và trung thực của các thông tin trình bày. Có thể khẳng định nhu cầu kiểm toán hiện nay là vô cùng lớn, loại hình khách hàng cũng đa dạng hơn. Đối tượng khách hàng của các công ty kiểm toán từ chỗ chỉ gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã mở rộng ra là doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, công ty niêm yết, nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp, các dự án quốc tế và các loại hình doanh nghiệp khác. Đặc biệt, trong năm 2006, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thì đối tượng có nhu cầu sử dụng BCKT tăng lên rất mạnh. Khi đó, bất cứ một sai sót nào trên BCKT sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Vì thế, KSCLKT là yêu cầu cấp bách của thị trường và đông đảo công chúng.

Mặc khác, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế theo hướng hội nhập đã làm hoạt động tài chính kế toán phát sinh nhiều hiện tượng mới, làm nảy sinh không ít các vụ kiện có liên quan đến trách nhiệm pháp lý của KTV và các công ty kiểm toán. Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có các vụ kiện lớn về kiểm toán. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện những sai phạm của công ty kiểm toán trong việc kiểm toán BCTC

của các tổ chưc phát hành, niêm yết chứng khoán như các công ty kiểm toán phối hợp chưa tốt với các cơ quan quản lý. Trong một số trường hợp, công ty kiểm toán chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo của mình với Uỷ ban chứng khoán nhà nước. KTV có những thông tin sai phạm về gian lận thương mại, về hoàn thuế giá trị gia tăng nhưng thường không thông báo với nhà nước. Hơn nữa, có không ít KTV đã không ngoại trừ những khoản mục có nghi vấn trong BCTC. Như vậy, hoàn thiện KSCLKT là đòi hỏi của chính các công ty kiểm toán nếu không muốn gặp phải các vụ kiện tụng lớn như vụ kiện của các cổ đông tập đoàn Worldcom, tập đoàn Enron đối với công ty kiểm toán Arthur về tính độc lập và trung thực của KTV.

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là một trong những công ty kiểm toán độc lập được thành lập đầu tiên của Việt Nam. Trong những ngày đầu, CLKT còn nhiều hạn chế. Hiện nay, qua gần 15 năm hoạt động, CLKT của công ty đã được nâng lên một tầm cao mới, đáp ứng được lòng tin của công chúng. Những thành quả mà công ty đạt được hôm nay chính là nhờ những cố gắng của BGĐ công ty trong việc KSCLKT. Quy trình kiểm soát chặt chẽ, các quy định và thủ tục kiểm soát được thiết kế và vận hành nghiêm túc là bà đỡ cho những bước phát triển vượt bậc của công ty. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, hoạt động KSCLKT trong công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Vì thế, để tồn tại và phát triển hơn nữa, công ty không thể không hoàn thiện KSCLKT để phát huy những mặt tích cực và giảm thiểu những mặt còn hạn chế. Mặc khác, công ty xác định mục tiêu trong kế hoạch từ nay đến năm 2010, sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH nhiều thành viên, là: “A&C vẫn giữ vững vị thế là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu của Việt Nam phát triển bền vững về chất lượng hoạt động; đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp, có nghiệp vụ vững vàng, đạo đức nghề nghiệp tốt, kinh nghiệm quốc gia sâu sắc, kiến thức quốc tế phong phú, thực hiện thắng lợi mục tiêu hội nhập, sánh vai với bạn bè trong khu vực và quốc tế”. Như vậy, để đạt được mục tiêu này không có con đường nào khác là hoàn thiện KSCLKT.

3.2.2. Những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty A&C

 Thiết lập phòng ban có chức năng kiểm soát chất lượng kiểm toán

Như đã phân tích ở trên, việc chưa có một bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng KSCLKT đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hoạt động kiểm toán. Vì thể việc xây dựng bộ phận riêng biệt thực hiện KSCLKT là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ của phòng KSCL là thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động của các bộ phận trong công ty nói chung và kiểm soát chất lượng các dịch vụ do công ty cung cấp nói riêng mà chủ yếu là dịch vụ kiểm toán. Phòng KSCL có thể thực hiện KSCLKT thông qua việc soát xét lại các hồ sơ kiểm toán đã thực hiện trong năm theo quy trình như đã trình bày ở chương II. Ngoài ra, phòng KSCL có thể thực hiện việc soát xét độc lập khi cuộc kiểm toán đang diễn ra với các khách hàng lớn, phức tạp. Phương thức soát xét này không chỉ đúc rút kinh nghiệm như soát xét lại mà còn trực tiếp phát hiện và sửa chữa các sai sót đang diễn ra của cuộc kiểm toán. Vì thế, lợi ích thực tế của hoạt động kiểm soát được thể hiện rõ nét hơn. Để đảm bảo tính khách quan bộ phận này phải độc lập với các phòng ban khác trong công ty, đặc biệt là các phòng nghiệp vụ và đặt dưới sự quản lý trực tiếp của tổng giám đốc công ty. Nhân sự của phòng KSCL phải có trình độ chuyên môn cao (có chứng chỉ kiểm toán viên cấp quốc gia hoặc bằng cấp tương đương), có nhiều năm kinh nghiệm (tối thiểu 7 năm kinh nghiệm) và có tư cách đạo đức tốt. Việc xây dựng phòng KSCL có thể đem lại cho công ty các lợi ích sau: chuyên môn hóa công tác kiểm soát, nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong công ty và đảm bảo tuân thủ các quy đinh về KSCL của công ty đối với các thành viên trong công ty, cung cấp thông tin kịp thời cho công tác quản trị nội bộ và đảm bảo chất lượng hoạt động của các bộ phận từ đó đảm bảo hoạt động của toàn bộ công ty. Khó khăn duy nhất của biện pháp này là làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí quản lý tăng, dẫn đến giảm lợi nhuận.

 Thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát khách hàng 54

Theo quy định của công ty, việc tìm hiểu khách hàng trong giai đoạn trước cuộc được thể hiện trên “Báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp”. Tuy nhiên, như những nhận xét ở đầu chương, hoạt động này chưa được diễn ra thường xuyên; hoặc có thực hiện nhưng không lưu trên giấy tờ. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Vì thế, công ty cần có văn bản chính thức quy định tính bắt buộc đối với việc tìm hiểu khách hàng cũng như sự thể hiện các thông tin thu thập được trên các giấy tờ làm việc. Bên cạnh “Báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp”, công ty có thể thiết kế mẫu câu hỏi rủi ro chấp nhận kiểm toán, đánh giá rủi ro kiểm toán, đánh giá HTKSNB, đánh giá tính chính trực của BGĐ công ty khách hàng…Những câu trả lời về những vấn đề này sẽ giúp công ty đưa ra quyết định có chấp nhận kiểm toán hay không; hoặc giúp KTV lưu ý những vấn đề quan trọng khi thực hiện kiểm toán. Sau đây, xin giới thiệu “Mẫu câu hỏi đáng giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán” của công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) như một gợi ý cho công ty A&C.

Bảng 5: Mẫu câu hỏi đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Câu hỏi Có Không Không áp dụng 1. Có lý do nào cần phải đặt câu hỏi đối với tính chính trực

của BGĐ cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin mà họ cung cấp không?

2. Lợi ích kinh tế từ việc kiểm toán cho công ty khách hàng có cao hơn mức rủi ro đi kèm với công ty khách hàng không?

3. Liệu việc chấp nhận kiểm toán công ty khách hàng có làm công ty bị tổn thất một khoản tiền do vướng vào một vụ kiện với công ty khách hàng hay tổn hại đến uy tín của công ty không?

4. Liệu công ty có thể cung cấp các dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao do các KTV có kinh nghiệm chuyên môn,

năng lực ở mức độ phù hợp với công việc cũng như độc lập với khách hàng không?

5. Liệu công ty có đảm bảo cung cấp dịch vụ kiểm toán theo đúng các yêu cầu ghi trong hợp đồng kiểm toán không?

………

 Thiết kế mẫu giấy tờ soát xét giấy tờ làm việc của thành viên trong đoàn kiểm toán

Như đã nhận xét ở trên, quy trình soát xét chất lượng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách hàng chưa thật chặt chẽ. Công việc hướng dẫn, soát xét giấy tờ làm việc chưa được thể hiện trên các giấy tờ làm việc của đoàn kiểm toán. Công ty cũng chưa thiết kế mẫu biểu liên quan đến hoạt động soát xét giấy tờ làm việc của các trợ lý kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán. Sau đây, xin giới thiệu mẫu “Soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên đối với trợ lý kiểm toán” của công ty AASC, như sự gợi ý cho công ty A&C.

Bảng 6: Soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên đối với trợ lý kiểm toán

Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC)

SOÁT XÉT GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI TRỢ LÝ KIỂM TOÁN

Tên khách hàng:……….. Niên độ kế toán:……….

Khoản mục:………

Ý kiến của KTV Phần thực hiện bổ sung của trợ lý kiểm toán Đã thực hiện Thực hiện chưa Yêu cầu làm bổ Thực hiện Ngày thực hiện Tham chiếu đến giấy làm 56

đầy đủ sung việc 1. Tất cả các giấy làm việc

được sắp xếp logic và thích hợp chưa?

2. Tất cả các giấy làm việc đã được điền đầy đủ thông tin trên giấy chưa?

3. Tất cả các ký hiệu đã được giải thích chưa? 4. Mục tiêu kiểm toán và nguồn số liệu có được ghi trên giấy làm việc không? 5. Số dư trên tờ tổng hợp đã được tham chiếu đến bảng cân đối kế toán và các trang giấy làm việc khác chưa? 6. Tất cả các thủ tục kiểm toán đã được hoàn tất chưa? 7. Kết luận của mỗi khoản mục đã được viết chưa? Kết luận này có phù hợp với các bằng chứng thu được không?

8. Các bút toán điều chỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w