HOẠCH ĐỊA PHƯƠNG5
X.2.1. Khái niệm và đặc điểm của ma trận SWOT
SWOT là một thuật ngữ tiếng Anh được viết tắt từ các từ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (Thách thức). SWOT là phương pháp tiếp cận phân tích chiến lược vốn được sử dụng ban đầu cho việc phân tích chiến lược kinh doanh. Cách tiếp cận này được các tác giả là giảng viên của Trường Đại học Harvard – Hoa Kỳ sáng lập ra và đưa vào áp dụng từ những năm 1920. Nguồn gốc phương pháp này được sử dụng để thực hiện các phân tích marketing, với mục đích là đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình hiện tại và các xu hướng tương lai, từ đó đưa ra sự lựa chọn về các chiến lược chung có thể áp dụng.
Ngày nay, phân tích SWOT là một công cụ phân tích và lập KHCL thường được sử dụng trong phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia. Các công cụ chủ yếu được dùng trong lập kế hoạch địa phương bao gồm phân tích SWOT và Khung lô gích. Kết quả của phân tích SWOT được xem là đầu vào cho việc phân tích khung lô gích.
Hai cấu thành chính của SWOT là các phát hiện từ bên trong (SW) và các phát hiện từ bên ngoài (OT) :
Chương X: Các công cụ hỗ trợ quá trình lập KHCL PTKTĐP
S (điểm mạnh) Các yếu tố nội bộ
O (Cơ hội)
Các yếu tố bên ngoài W (điểm yếu)
Các yếu tố nội bộ
T(Thách thức) Các yếu tố bên ngoài
Các chỉ tiêu về tình hình bên trong được mô tả thông qua những điểm mạnh và điểm yếu hiện tại:
- Một điểm mạnh được định nghĩa như là những nguồn lực, công nghệ, bí quyết, động lực, các liên kết kinh tế,vv ... có thể được sử dụng để khai thác các cơ hội và chống lại các mối đe doạ
- Một điểm yếu là một điều kiện bên trong hoặc một sự thiếu hụt có thể gây ảnh hưởng xấu đến vị thế cạnh tranh của một địa phương hay cản trở việc khai thác những cơ hội.
Các chỉ tiêu về môi trường bên ngoài được mô tả bởi các mối đe doạ hay các cơ hội chưa được khai thác.
- Một cơ hội là một đặc điểm hay hoàn cảnh bên ngoài có lợi cho nhu cầu của địa phương hoặc qua đó địa phương có thể tạo dựng các lợi thế cạnh tranh.
- Một thách thức là một mối đe doạ từ một xu hướng không thuận lợi hoặc một hoàn cảnh bên ngoài nào đó có thể ảnh hưởng xấu đến vị thế của địa phương.
Phân tích SWOT dẫn đến việc xác lập các mục tiêu, các chiến lược phát triển và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các hành động sẽ được thực thiện trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển.
Như vậy, SWOT là:
- Một công cụ rất hữu ích để xác định các lợi thế so sánh của địa phương - Tạo điều kiện có cái nhìn tổng quát về sự phát triển
- Chỉ ra các mục đích và các ưu tiên phát triển - Dự báo về tương lai dưa trên các kết quả hiện tại
Phần III: Các công cụ hỗ trợ lập KHCL PTKTĐP X.2.2. Qui trình phân tích SWOT sử dụng trong lập kế hoạch có sự tham
gia
Hình 10.1. Qui trình phân tích SWOT sử dụng trong lập kế hoạch có sự tham gia Mô tả SWOT Phân tích chuyên gia Phân tích chuyên gia Các giả thiết : Tầm nhìn / mục tiêu dự kiến Phân tích SWOT S T
Lựa chọn về chiến lược và mục tiêu tạm thời
Phân tích chi tiết về tình hình hiện tại và xu
hướng tương lai
Kịch bản phát triển MỤC TIÊU CUỐI CÙNG XÁC LẬP VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN O T
Phân tích SWOT Phân tích Khung lô gíc
Thảo luận phân tích SWOT
Trình bày
Thảo luận SWOT lần thứ nhất
Chương X: Các công cụ hỗ trợ quá trình lập KHCL PTKTĐP Các lần thảo luận:
Phương pháp lập KHCL cho địa phương này cần tổ chức hai lần thảo luận và xen vào đó là các hoạt động của các nhóm làm việc.
Trong lần hội thảo thứ nhất, một bức tranh tổng thể mô tả về tình hình bên trong và môi trường bên ngoài được tổng hợp nhằm giúp hình dung tình hình thực tế tại địa phương.
Lần thảo luận thứ hai nhằm mục đích đưa các kết luận phân tích của các nhóm làm việc và tiến tới đạt được sự đồng thuận chung thông qua phân tích chuyên gia.
Thu thập dữ liệu.
Thu thập dữ liệu là một phần của cách tiếp cận từ trên xuống. Dữ liệu được thu thập ở mọi cấp trong địa phương để phục vụ cho phân tích SWOT. Các chính sách và ưu tiên về mặt quản lý và tài chính của quốc gia, vùng và địa phương sẽ được phân tích ở đây. Việc thu thập dữ liệu được làm tập trung trong giai đoạn đầu của quá trình lập kế hoạch và vẫn được quy trì trong suốt quá trình lập kế hoạch.
Phân tích SWOT.
Kết quả của việc mô tả SWOT là một khung khổ cho việc xác lập tầm nhìn và lựa chọn mục tiêu phát triển dự kiến hướng tới thoả mãn nhu cầu của các nhóm liên quan, có tính tới các tiềm năng bên ngoài hiện có.
Phân tích SWOT được thực hiện bởi một số nhóm làm việc. Các nhóm làm việc này bao gồm các chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau tại địa phương. Các lĩnh vực này sẽ là tâm điểm của các chủ đề thảo luận về SWOT. Nhiệm vụ chính của các nhóm làm việc là xác định các hành động ưu tiên, làm rõ hoặc điều chỉnh các mục tiêu cho các lĩnh vực riêng của họ và đề xuất một chiến lược cho phép đạt được các mục tiêu trong một khoảng thời gian nào đó.
Các kết quả phân tích của các nhóm làm việc sẽ được tổng hợp và đưa vào ma trận SWOT (xem hình ...).
Phần III: Các công cụ hỗ trợ lập KHCL PTKTĐP
Hình 10.2: Ma trận phân tích SWOT – khuôn khổ xác lập chiến lược và mục tiêu Cơ hội O1 : O2 : O3 : … Thách thức T1 : T2 : T3 : … Điểm mạnh S1 : S2 : S3 : …
Chiến lược S/O
- Lập luận :
- Các lĩnh vực hoạt động chính :
- Cơ hội / rủi ro :
Chiến lược S/T
- Lập luận :
- Các lĩnh vực hoạt động chính :
- Cơ hội / rủi ro :
Điểm yếu
W1 : W2 : W3 : …
Chiến lược W/O
- Lập luận :
- Các lĩnh vực hoạt động chính :
- Cơ hội / rủi ro :
Chiến lược W/T
- Lập luận :
- Các lĩnh vực hoạt động chính :
- Cơ hội / rủi ro :
Ở bước đầu tiên, mỗi nhóm làm việc sẽ lựa chọn một nhóm gồm 3 cặp SWOT được cho là quan trọng nhất (mỗi yếu tố giữ lại các vấn đề quan trọng nhất theo thứ tự ưu tiên). Sau đó các kết luận của nhóm này sẽ được đưa ra thảo luận để tìm ra sự kết hợp thực tế nhất của các yếu tố bên trong (SW) với các yếu tố bên ngoài (OT) nhằm xác định trọng tâm và các mảng hành động thích hợp.
Sau đó, sự kết hợp SWOT thích hợp nhất cho phép tiến tới mục tiêu dự kiến sẽ được lựa chọn. Sự kết hợp này sẽ cho phép giới hạn việc hình thành các mục tiêu, sau đó mỗi nhóm sẽ lựa chọn nhanh một chiến lược theo kiểu SO, ST, WO, WT như trong hình trên.
Chương X: Các công cụ hỗ trợ quá trình lập KHCL PTKTĐP
Mục đích của lần thảo luận phân tích SWOT (lần 2) là hội tụ các quan điểm và kết quả của các nhóm thông qua tranh luận và đàm phán. Việc thảo luận và đàm phán được thực hiện bởi các nhóm hỗn hợp bao gồm thành viên của mỗi nhóm làm việc. Sự trao đổi ý kiến và cách tiếp cận của những người đến từ các lĩnh vực khác nhau, với sự hiểu biết và lợi ích khác nhau sẽ dẫn đến việc làm rõ một tầm nhìn tổng quát về sự phát triển thường được gọi là lập kế hoạch phát triển toàn diện.
Cuối cùng các mục tiêu, chiến lược và các mảng hành động đã thống nhất trong thảo luận nhóm sẽ được trình bày, thảo luận và có thể được thông qua trong buổi họp toàn thể. Quá trình này gọi là phân tích chuyên gia. Các kết quả này sẽ được dùng làm cơ sở cho việc ấn định mục tiêu và xây dựng chiến lược, lựa chọn các dự án ưu tiên và thiết lập các KHHĐ.
X.2.3. Vận dụng SWOT trong lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương
X.2.3.1. Vận dụng SWOT trong việc tổng hợp các vấn đề chiến lược then chốt.
Để phát hiện ra các vấn đề chiến lược then chốt trong PTKTĐP (mà các nhà kế hoạch cần thiết phải tính đến trong quá trình lập KHCL PTKTĐP), chúng ta cần tiến hành hai bước đầu tiên trong qui trình phân tích SWOT. Sau bước tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, việc đặt chúng cạnh nhau trong các ô của ma trận SWOT sẽ cho phép các nhà kế hoạch tư duy về những vấn đề (tích cực hoặc tiêu cực) trong quá trình PTKTĐP.
Những vấn đề chiến lược sẽ xuất hiện nếu chúng ta phát hiện ra sự không tương thích giữa các yếu tố bên trong (những gì mà địa phương có thể làm) và những yếu tố bên ngoài (đòi hỏi về những gì mà địa phương cần phải làm), chẳng hạn như địa phương không có những điểm mạnh để tận dụng các cơ hội do môi trường đem lại, cũng như những thách thức từ bên ngoài có nguy cơ đe doạ những điểm yếu của địa phương.
X.2.3.2. Vận dụng SWOT trong việc xác định mục tiêu phát triển
Để ấn định mục tiêu cho ngắn, trung và dài hạn, cần phải:
- Tìm ra các chỉ tiêu cho phép lượng hoá những gì sẽ được thực hiện, khi nào và ở đâu.
- Thể hiện được khía cạnh đinh tính của mục tiêu.
- Chẳng hạn, khi nói về chỉ tiêu tăng trưởng GDP của địa phương, cần xác định những tác động mong muốn của nó với điểu kiện môi trường (bao
Phần III: Các công cụ hỗ trợ lập KHCL PTKTĐP
gồm cả tính bền vững của sự phát triển), tiêu chuẩn chất lượng, sự gia tăng của việc làm,vv.
X.2.3.3. Vận dụng SWOT trong việc lựa chọn phương án kế hoạch chiến lược.
Các phương án KHCL chủ đạo nhắm tới các mục tiêu phát triển sẽ được xác định trong phần này.
Thường thì chiến lược WO, là sự lựa chọn kết hợp gữa những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài, được coi là đáng quan tâm nhất đối với phát triển địa phương.
Cách thức hoạt động của nhóm làm việc.
Nhằm tiếp tục các hoạt động sau khi kết thúc lần thảo luận SWOT thứ nhất, bốn nhóm làm việc sẽ được thành lập. Mỗi nhóm sẽ có một nhiệm vụ bao quát với những mảng cụ thể cần quan tâm. Tuy nhiên, mỗi nhóm làm việc sẽ phải tập trung vào một chủ đề chính về phát triển địa phương.
Bốn chủ đề chính thường được giao cho các nhóm là : - Cơ sở hạ tầng và không gian phát triển
- Kinh tế và kinh doanh - Môi trường
- Các vấn đề xã hội.
Nhằm tránh sự chồng chéo về công việc giữa các nhóm, cần có sự trao đổi thông tin theo chiều ngang giữa các trưởng nhóm.
Bên cạnh việc phân tích các kết quả của lần thảo luận SWOT thứ nhất, các nhiệm vụ chính của các nhóm làm việc là :
- Thu thập thêm các dữ liệu về các dự án đã thực hiện, đang thực hiện hoặc đã dự kiến thực hiện, cùng với các chiến lược đã được phệ duyệt, - Xác lập mục tiêu, lựa chọn chiến lược và hành động ưu tiên
- Xác định các nguồn lực tài chính sẵn có ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế và những công cụ khác có thể đưa vào thực hiện (văn bản pháp lý, cải cách thể chế, vv),
- chuẩn bị và trình bày các kết quả phân tích tại lần thảo luận phân tích SWOT (lần 2) và tham gia vào quá trình phân tích chuyên gia.
Chương X: Các công cụ hỗ trợ quá trình lập KHCL PTKTĐP
Nhiệm vụ cơ bản của các nhóm làm việc là đưa ra được danh mục các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đã được sắp xếp, thông qua tại buối họp toàn thể trong lần thảo luận SWOT thứ nhất. Một số nhóm làm việc có thể lựa chọn những cơ hội và thách thức giống nhau, nhưng lại liên kết với những điểm mạnh hoặc điểm yếu khác nhau, hoặc xử lý những khía cạnh khác nhau của cùng điểm mạnh hoặc điểm yếu. Một nhiệm vụ khác của nhóm làm việc là trợ giúp việc tổng hợp các thông tin sẵn có.
Nhiệm vụ cuối cùng của nhóm làm việc là xác lập lại Tầm nhìn để hướng tới mục đích, xác định một chiến lược, lựa chọn hành động ưu tiên và thiết lập kế hoạch hành động sơ bộ.
Các tiêu chí lựa chọn ưu tiên
- Tác động ở cấp địa phương - Sự phối hợp
- Sự bổ trợ
- Tác động đến đầu tư - Tính khả thi
Việc lựa chọn ưu tiên cần tính đến các hành động và sắp xếp thứ tự trên cơ sở kết quả phân tích SWOT, các chính sách của các bộ ngành khác nhau, chiến lược đã chọn và các thoả thuận quốc tế và song phương về tài chính. Theo cách như vậy, các dự án ưu tiên sẽ là một sự tổng hợp về các ưu tiên phát triển của mỗi đối tác liên quan và cùng lúc lại trở thành một phần của chiến lược phát triển địa phương.
Câu hỏi hướng dẫn phân tích SWOT
Các câu hỏi chính Danh sách liệt kê các Điểm mạnh
Hãy xem xét mỗi phạm trù sau – thông tin đã được thu thập theo 4 phạm trù này (4 loại nguồn vốn: tự nhiên, xã hội/văn hoá, con người/xã hội, tài chính), và hãy hỏi những câu sau:
Những nguồn lực mạnh nhất của địa phương là gì?
Phần III: Các công cụ hỗ trợ lập KHCL PTKTĐP
địa phương là gì?
Có những cơ hội nào để tăng tối đa thế mạnh của các nguồn lực này?
Những nguồn lực nào có thể trở thành một thế mạnh nếu được hỗ trợ, thúc đẩy hoặc đầu tư?
Hãy liệt kê 3 điểm mạnh hàng đầu mà địa phương có thể phát huy
Những thay đổi lớn nhất có thể xảy ra ở đâu?
Điểm mạnh nào dễ phát huy nhất?
1 2 3
Những Điểm yếu của Địa phương
Các câu hỏi chính Danh sách liệt kê các Điểm yếu
Đối với mỗi phạm trù phân tích dữ liệu, hãy xác định các yếu kém liên quan tới phát triển kinh tế:
Những khó khăn nào có thể hạn chế việc đạt được mục tiêu phát triển kinh tế?
Những yếu kém hoặc vấn đề lớn nhất của địa phương là gì?
Các doanh nghiệp phải đối mặt với những vấn đề nào khi làm việc với chính quyền địa phương hoặc các cấp chính quyền khác?
Đâu là những nhu cầu và sự câu thúc làm hạn chế việc thực hiện các sáng kiến về phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế (ví
Chương X: Các công cụ hỗ trợ quá trình lập KHCL PTKTĐP
dụ như nhu cầu tái đào tạo, kinh nghiệm quản lý nghèo nàn)?
Hãy liệt kê 3 điểm yếu nhất mà địa phương cần giảm thiểu
Những điểm yếu nào là không thể thay đổi ? (hãy loại bỏ)
Những thay đổi lớn nhất có thể xảy ra ở đâu?
Điểm yếu nào dễ khắc phục nhất? 1 2 3
Các cơ hội
Các câu hỏi chính Danh sách liệt kê các Cơ hội
Có thể có nhiều cách để nhìn nhận các cơ hội liên quan đến mỗi phạm trù phân tích
Có những cơ hội nào cho việc tăng tối đa, tăng cường hay hỗ trợ các thế mạnh hiện nay mà đã được xác định?
Các yếu kém đã được xác định có thể được cải thiện hoặc hỗ trợ