Thành phần dạng sống trong các điểm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn: Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã hà hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn docx (Trang 56 - 61)

- Nguyên tắc:

4.1.1.2. Thành phần dạng sống trong các điểm nghiên cứu.

Chúng tôi đã thu thập và phân tích các dạng sống của hệ thực vật trong các điểm nghiên cứu. Các dạng sống được sắp xếp thành các kiểu theo phương pháp của Hoàng Chung (1980) và được thống kê ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Những dạng sống chính của thực vật trong thảm cỏ tự nhiên

Stt Kiểu dạng sống Điểm số 3 Điểm số 5 Điểm số 10 1 Cây gỗ 5 1 4 2 Cây bụi 6 5 4

3 Cây bụi thân bò 1 1

4 Cây bụi nhỏ 7 1 3

5 Cây bụi nhỏ thân bò 2 1 2

6 Cây nửa bụi 4 4 4

7 Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 1 8 Cây có chồi mọc từ rễ 1 1 9 Cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn 1 1 1 10 Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm 5 3 3 11 Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò 3 3 2 12 Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm 3 2 13 Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm 3 1 3 14 Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài 2 3 15 Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò 3 3 4 16 Cây thảo một năm có rễ cái 5 2 4 17 Cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò 1 18 Cây thảo một năm có hệ rễ chùm 1

Tổng số loài 52 28 40

* Thành phần dạng sống ở điểm nghiên cứu số 3:

Trong điểm nghiên cứu số 3 có 16 kiểu dạng sống. Trong đó kiểu Cây bụi nhỏ (kiểu 4) có số lượng lớn nhất gồm 7 loài chiếm 13,46%, thường gặp các loài như Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Sục sặc sét (Crotalaria ferruginea), Thóc lép lá mác (Desmodium gangeticum), Muồng hoa vàng (Sesbania cannabina), Chổi sể (Baeckea frutescens), Cà lông (Solanum torvum), Trứng ếch cuốn (Callicarpa rubella lindl). Tiếp đến là kiểu cây bụi (kiểu 2) có 6 loài chiếm 11,54%, gồm các loài như Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Bọt ếch (Glochidion arnottianum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Bướm bạc (Mussaenda baviensis), Găng trắng (Randia dasycarpa), Chanh (Citrus media).

Kiểu dạng sống có 5 loài như cây gỗ (kiểu 1), Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (kiểu 10) và kiểu cây thảo một năm có rễ cái (kiểu 16), nhóm các kiểu này chiếm 28,5%, những cá thể chiếm số lượng nhiều và thường gặp là Sau sau (Liquidamba formosana), Thàu táu (Aporosa dioica), Thành ngạnh (Cratoxylon formosum), Trinh nữ (Mimosa pudica), Gạc hươu (Wendlandia glabrata), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ lông lợn (Fimbristylis annua), Cói ba gân ráp (Scleria tonkinensis), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Vòi voi (Heliotropium indicum), Đậu ba lá (Uraria logopodiodes).

Kiểu cây nửa bụi (kiểu 6) có 4 loài chiếm 7,69%, gồm các loài như Cúc sao (Aster ageratoides), Đại bi (Blumea balsamifera), Cỏ lào (Chromolaena odorata),

Ké hoa vàng (Sida rhombifolia).

Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (kiểu 11), cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm (kiểu 12), Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (kiểu 13) và cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (kiểu 15), mỗi kiểu có 3 loài chiếm 23,1%, thường gặp những loài như Bòng bong (Lygodium flexuosum), Cỏ lá tre (Centosteca lappacea), Thài lài (Commelina communis), Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Cỏ lông (Ischaemum indicum), Cỏ sâu róm (Setaria viridis),

Cỏ sả (Cymbopogon caesius), Chè vè (Miscanthus floridulus), Lau (Saccharum arundinaceum), Rau má (Centella asiatica), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gừng (Panicum repens).

Kiểu cây bụi nhỏ thân bò (kiểu 5), cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14), mỗi kiểu có 2 loài chiếm 7,7%, thường gặp các loài như Thông đất (Lycopodiella cernua), Chua me đất (Oxalis corniculata), Guột (Dicranopteris linearis) và Cỏ tranh (Imperata cylindrica).

Còn lại mỗi kiểu có một loài là cây bụi thân bò (kiểu 3), cây thảo lâu năm có hệ rễ cái (kiểu 7), cây có chồi mọc từ rễ (kiểu 8), cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn (kiểu 9), nhóm các kiểu này chiếm 7,6%, các loài thường gặp như Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Tràng quả lá nhỏ (Desmodium microphyllum), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Mua đất (Melastoma septemnervium).

Tại điểm nghiên cứu này kiểu 4 có số lượng cá thể nhiều nhất, tiếp theo là kiểu 2, sau đó là các kiểu 1, kiểu 10 và kiểu 16. Từ kết quả nghiên cứu về thành phần dạng sống ở điểm số 3, chúng tôi thấy đồng cỏ vùng này đang có xu thế bị cây gỗ và cây bụi xâm lấn, kiểu 16 cây thảo một năm hệ rễ cái phát triển mạnh càng chứng minh thêm cho điều đó. Nhóm cây thảo sống lâu năm thân rễ dài giảm rõ rệt, tăng nhóm thân rễ ngắn, mọc bò, nhiều loài trong kiểu này hình thành chồi rút ngắn và số lượng của nó tăng lên, nhưng chiều dài thân giảm đi do bị dẫm đạp quá mức.

* Thành phần dạng sống ở điểm nghiên cứu số 5:

Ở điểm này có 14 kiểu dạng sống. Trong đó kiểu dạng sống cây bụi (kiểu 2) có 5 loài chiếm 17,86%, thường gặp các loài như Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Bọt ếch (Glochidion molle), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa) và Chanh (Citrus media).

Kiểu cây nửa bụi (kiểu 6) có 4 loài chiếm 14,29%, gồm các loài như Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Ké hoa đào (Urena lobata), Cà gai (Solanum indicum).

và thân bò (kiểu 15), mỗi kiểu có 3 loài chiếm 32,14%, thường gặp các loài: Cỏ lông lợn (Fimbristylis annua), Cói ba gân ráp (Scleria tonkinensis), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Thài lài (Commelina communis), Cỏ hoa tre (Apluda varia var. mutica),

Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ mật (Paspalum conjugatum).

Kiểu cây thảo một năm có rễ cái (kiểu 16) có 2 loài chiếm 7,14%, thường gặp các loài như Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis), Vòi voi (Heliotropium indicum).

Tám kiểu còn lại là kiểu cây gỗ (kiểu 1), cây bụi thân bò (kiểu 3), kiểu cây bụi nhỏ (kiểu 4), kiểu cây bụi thân bò (kiểu 5), cây có chồi mọc từ rễ (kiểu 8), cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái, có thân rẽ ngắn (kiểu 9), cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (kiểu 13) và cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò (kiểu 17), mỗi kiểu có một loài và chiếm 28,57%, các loài thường gặp là Trinh nữ (Mimosa pudica), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Thông đất (Lycopodiella cernua), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Mua đất (Melastoma septemnervium), Lau (Saccharum arundinaceum), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata).

Tại điểm này dạng sống kiểu 2, kiểu 6 là những kiểu có số lượng loài nhiều, phần lớn các loài trong những kiểu này không có giá trị chăn thả.

* Thành phần dạng sống ở điểm nghiên cứu số 10:

Ở điểm này có 14 kiểu dạng sống trong đó cây gỗ (kiểu 1), các kiểu cây bụi (kiểu 2), cây nửa bụi (kiểu 6), cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (kiểu 15) và cây thảo một năm có rễ cái (kiểu 16), mỗi kiểu có 4 loài chiếm 50%, thường gặp các loài như Thàu táu (Aporosa dioica), Thành ngạnh (Cratoxylon formosum),

Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Hu lông (Trema orientalis), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Chanh (Citrus media), Súm nhọn (Eurya acuminata), Cúc sao (Aster ageratoides), Đại bi (Blumea balsamifera), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Cà gai (Solanum indicum), Rau má (Centella asiatica), Cỏ hoa tre (Apluda varia var. mutica), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Đậu ba lá (Uraria logopodiodes).

Các kiểu có 3 loài là cây bụi nhỏ (kiểu 4), cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (kiểu 10), Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (kiểu 13) và cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14), nhóm các kiểu này chiếm 30%, thường gặp các loài như Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Thóc lép lá mác (Desmodium gangeticum), Cà lông (Solanum torvum), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Chè vè (Miscanthus floridulus), Sậy (Phragmites karka), Lau (Saccharum arundinaceum), Guột (Dicranopteris linearis), Cói túi nhuỵ nâu (Carex brunnea), Cỏ tranh (Imperata cylindrica).

Kiểu cây bụi thân bò (kiểu 5), cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (kiểu 11) và cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm (kiểu 12) và mỗi kiểu có 2 loài chiếm 15%. Thường gặp các loài như Thông đất (Lycopodiella cernua), Chua me đất (Oxalis corniculata), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Thài lài (Commelina communis), Cỏ chân nhện (Digitaria timorensis), Cỏ sâu dóm

(Setaria lutescens).

Hai kiểu còn lại như, cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái, có thân rẽ ngắn (kiểu 9), cây thảo một năm có hệ rễ chùm (kiểu 18), mỗi kiểu có 1 loài chiếm 5%, gồm các loài Mua đất (Melastoma septemnervium), Cỏ lác (Cyperus cephalotus).

Ở điểm này có các kiểu dạng sống: Kiểu 1, kiểu 2, kiểu 6, kiểu 15 và kiểu 16 là những kiểu có số lượng nhiều nhất. Tuy nhiên, đa số những loài thuộc các kiểu này không có giá trị chăn thả và số lượng của nó tăng lên trong quá trình chăn thả như kiểu 1, kiểu 2, kiểu 6, nhiều loài hình thành chồi rút ngắn như kiểu 13.

Nhận xét về dạng sống ở các điểm nghiên cứu.

1. Ở điểm nghiên cứu số 5 thuộc đồng cỏ cao ít sử dụng, thành phần dạng sống có số lượng thấp, là do điểm này có cây cỏ cao chiếm ưu thế và chúng tạo ra độ phủ lớn (100%) nhất là các loài cỏ sống lâu năm, các cây thảo mọc thành búi thưa sống lâu năm. Đặc biệt loài ưu thế ở đây là Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata), một trong những cây cỏ mà gia súc rất thích ăn.

2. Ở điểm nghiên cứu số 3 và số 10: Thành phần dạng sống đa dạng và phong phú, số loài cây gỗ (kiểu 1) tăng lên rõ rệt, kiểu Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu

năm (kiểu 10), kiểu cây bụi (kiểu 2) có số lượng tăng dần và chiếm ưu thế (điểm 3), số lượng dạng sống của họ hoà thảo giảm đi nhiều. Nguyên nhân của sự biến động trên là do chăn thả nặng nề, bản thân thảm cỏ bị thoái hoá đồng thời ảnh hưởng đến môi trường đất, đất nghèo dinh dưỡng khả năng giữ ẩm của đất kém, tạo điều kiện cho các loài đặc biệt là cây hạn sinh ưa sáng phát triển mạnh; vì vậy kiểu cây bụi chiếm ưu thế, tăng kiểu dạng sống, nên giá trị chăn thả của nó lại giảm xuống nhiều. Sau khi nghiên cứu thành phần loài và dạng sống ở một số điểm nghiên cứu thuộc đồng cỏ xã Hà Hiệu đã và đang được sử dụng ở các mức độ khác nhau, chúng tôi rút ra các nhận xét như sau:

1. Ở điểm nghiên cứu số 5 thì thành phần loài và dạng sống có số lượng thấp vì ở đồng cỏ này có các cây cỏ cao chiếm ưu thế và chúng tạo ra khối lượng và độ che phủ lớn, nhiều loài cỏ khác chưa xâm nhập vào được.

2. Đồng cỏ chăn thả nhiều thì thành phần loài và dạng sống tăng lên, đặc biệt là tăng số lượng loài không có giá trị chăn thả như cây thuộc thảo và cây bụi.

Nguyên nhân của sự tăng thành phần loài và dạng sống theo chúng tôi là do việc sử dụng không hợp lý đồng cỏ, làm thoái hoá thảm cỏ, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của cây Hoà thảo (Poaceae), tạo điều kiện cho nhiều loài thực vật ưa sáng, chịu hạn, chịu được sự dẫm đạp của gia súc, hoặc gia súc không ăn có thể sống và phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã hà hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn docx (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)