Sự cần thiết cải cách chính sách thuế bất động sản

Một phần của tài liệu 260 Chính sách thuế bất động sản ở Việt Nam (Trang 62 - 63)

Từ những tồn tại, bất cập trong chính sách thuế BĐS hiện hành, việc nghiên cứu cải cách các sắc thuế BĐS là một vấn đề cần thiết hiện nay, xuất phát từ những

lý do sau:

Một là, điều tiết hợp lý thu nhập của người dân, đảm bảo công bằng xã hội:

Qua thành tựu đạt được sau hơn hai mươi năm đổi mới, thu nhập, đời sống

của đại bộ phận nhân dân tăng lên nhanh chóng, nhu cầu SDĐ, việc xây dựng nhà phát triển nhanh và đi liền theo đó là khoảng cách giàu nghèo cũng ngày một gia tăng. Để góp phần thực hiện phân phối lại một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư, bảo đảm sự tăng trưởng vững chắc, ổn định của nền kinh tế, cần thiết phải xem

xét, sửa đổi, bổ sung chính sách thuế hiện hành, trong đó có chính sách thuế đối

với BĐS, qua đó, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.

Hai là, phù hợp với thông lệ quốc tế về chính sách thuế bất động sản:

Trong quá trình phát triển KTXH, các quan hệ BĐS đang biến động khá

phức tạp, đa dạng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trong phạm vi quốc tế.

Hiện nay chính sách thuế BĐS của nước ta chưa rõ nét, chưa phù hợp với thông lệ

quốc tế, trong một số trường hợp còn có sự lẫn lộn giữa thuế và lệ phí. vì vậy,

chính sách thuế BĐS cần rõ ràng hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế để góp phần đắc lực vào yêu cầu quản lý tài sản quốc gia, phù hợp với cơ chế thị trường và hội

nhập.

Ba là, nâng cao tính pháp lývà đồng bộ củacủa chính sách thuế bất động sảntrong hệ thống thuế của Việt Nam:

Từ thực trạng chính sách thuế BĐS hiện hành không còn phù hợp với thực

-56

-

của đất nước trong tình hình mới; đồng thời nângcao tính pháp lý của các sắc thuế chưa thành Luật như Pháp lệnh Thuế nhà đất, Nghị định về Lệ phí trước bạ.

Ngày 29/11/2006, QH đã thông qua Luật quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007 và bãi bỏ các quy định về quản lý thuế trong các Luật, Pháp

lệnh về thuế mà Luật này có quy định. Luật đất đai năm 2003 có quy định nhà

nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai, trong đó có việc thu thuế đối với việc SDĐ và điều tiết phần giá

trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người SDĐ mang lại… Vì vậy, cần

phải sửa đổi lại những nội dung quy định về phạm vi, căn cứ tính thuế, quản lý

thuế trong các văn bản quy định về thuế hiện hành liên quan đến BĐS cho phù hợp.

Một phần của tài liệu 260 Chính sách thuế bất động sản ở Việt Nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)