Việt nam tại các nước

Một phần của tài liệu 227784 (Trang 51 - 52)

II. Biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế: 1 Bán phá giá:

việt nam tại các nước

ThS. Nguyễn Ngọc Sơn

ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh

1. Dẫn nhập

Sự phát triển của tồn cầu hĩa đem lại nhiều cơ hội phát triển cho thị trường của các nước tham gia và sự thỏa dụng tối đa cho người tiêu dùng bằng sự hợp tác trong sản xuất và buơn bán quốc tế, song, mặt khác lại đang gây ra những lo lắng cho chính phủ, cho các doanh nghiệp trước nguy cơ mất dần thị trường vì hàng hĩa nhập khẩu cĩ lợi thế cạnh tranh mạnh hơn và trước những toan tính khơng lành mạnh từ các đối thủ nước ngồi. Khi sự cạnh tranh gây ra tình trạng kiệt quệ cho doanh nghiệp của một ngành sản xuất nào đĩ thì lẽ dĩ nhiên sẽ phát sinh những nghi vấn về sự tồn tại của thủ đoạn cạnh tranh bất chính từ đối thủ đang phát triển. Mặt khác, sự thâm nhập thị trường mạnh mẽ của hàng hĩa nhập khẩu tất yếu sẽ gây ra những khĩ chịu khơng chỉ từ các doanh nghiệp mà cịn cĩ cả nghiệp đồn lao động trong ngành sản xuất nội địa vì phải chia sẻ thị trường. Một khi Nhà nước và pháp luật đã tự đặt cho mình nhiệm vụ đảm bảo duy trì sự lành mạnh của quan hệ cạnh tranh, kể cả trong quan hệ thương mại quốc tế thì nhu cầu cần được bảo vệ của các nhà sản xuất nội địa và những lo ngại về gánh nặng của chính sách xã hội mà chính quyền phải giải quyết sẽ trở thành áp lực buộc chính phủ của các quốc gia phải tìm kiếm cách thức để giải quyết. Một trong những giải pháp được sử dụng phổ biến là sử dụng các cơng cụ chống bán phá giá, tự vệ hoặc chống trợ cấp được thừa nhận trong pháp luật của các quốc gia và của WTO. Thế cho nên, ngay từ thời sơ khai của pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán quốc tế, các vấn đề về chống bán phá giá, chống trợ cấp… luơn là nội dung được quan tâm hàng đầu.

Sau hơn hai mươi năm làm quen với thị trường và chủ động tham gia tiến trình tồn cầu hĩa kinh tế, chúng ta cũng đã kịp bắt nhịp với sự phát triển chung bằng nhiều thành quả hợp tác quốc tế như trở thành thành viên chính thức của APEC, WTO, ASIAN… và cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu cho sự phát triển của nền kinh tế. Cho đến nay, mặc dù tỷ lệ nhập siêu vẫn rất cao, song sự phát triển của tỷ trọng xuất khẩu và những thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu đã cho thấy khả năng của Việt Nam trên thị trường chung là đáng kể và cĩ nhiều tham vọng. Chúng ta đã xây dựng được nhiều mặt hàng chủ lực cĩ lợi thế như thủy sản, nơng sản, may mặc, giày da… với khả năng cạnh tranh cao. Việt Nam đang cĩ những nỗ lực đa phương hĩa quan hệ thương mại để hội nhập kinh tế khơng là một chiều mà là đa chiều. Khi hàng hĩa dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường của các

quốc gia khác cũng là lúc chúng ta đối diện với những vụ kiện chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu.

Hơn 10 năm qua, Việt Nam đã tham gia hơn 20 vụ kiện chống bán phá giá với tư cách là bị đơn ở nhiều vùng thị trường khác nhau như EU, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc…. Những mặt hàng bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá khơng chỉ là những hàng hĩa cĩ tỷ trọng xuất khẩu cao mà cả những sản phẩm chiếm tỷ trọng xuất khẩu khơng đáng kể. Nhiều sản phẩm cĩ vị trí chiến lược trong xuất khẩu và ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành sản xuất khác như sản phẩm cá tra, cá basa, sản phẩm tơm đơng lạnh…. Từ thực tiễn kháng kiện, chúng ta đã kịp nhận ra những hạn chế cả từ nhận thức và kinh nghiệm của các doanh nghiệp cũng như sự thụ động của các Hiệp hội, các cơ quan hữu trách. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu những hạn chế cơ bản được coi là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kháng kiện của doanh nghiệp trong các vụ việc về bán phá giá.

Một phần của tài liệu 227784 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w