Thu hút vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ MINH ÁNH (Trang 44 - 45)

Nguồn vốn là yếu tố cơ bản của hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, vốn dồi dào thì khả năng phát triển nhiều hơn. Vệc tăng cường, thu hút đầu tư vốn vào Công ty là biện pháp tốt nhất, quan trọng nhất.

Công ty cần phải xác định được nhu cầu vốn tối thiểu, việc đầu tư phải đáp ứng các điều kiện như: trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu cho việc sản xuất, lương trả cho người lao động… nhằm có biện pháp thích hợp và không xảy ra tình trạng thiếu vốn sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều đến tình hình sản xuất, tránh việc sử dụng nguồn vốn dư thừa, gây lãng phí trong khi vốn chủ yếu của Công ty là vốn vay.

Doanh nghiệp phải xây dựng một bản kế hoạch chi tiết các dự án về việc phân phối, sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất, như là: việc đầu tư vào một thời điểm nào đó và đối tượng nào sẽ được đầu tư, xác xuất là bao nhiêu, bỏ ra một đồng vốn mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, tài sản cố định khi nào sẽ được đầu tư và nguyên vật liệu sẽ cũng như vậy… Nói chung, cần phải chi phối một cách hiệu quả và phù hợp với nguồn vốn, điệu kiện sản xuất trong từng thời điểm.

Trong quá trình hoạt động có thể phát sinh một số thay đổi không lường trước được, thì công ty sẽ có những chỉnh sửa kịp thời. Hơn nữa, việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả tối đa là mong mỏi của tất cả các doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ, kỹ lưỡng, cẩn thận ngay từ mới hình thành.

TSCĐ là nguồn vốn chủ yếu của tổng nguồn vốn, đảm bảo cho nguồn vốn cố định chính là đảm bảo TSCĐ không lạc hậu, tránh những hao mòn lớn và tính được mức độ khấu hao là nhỏ nhất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc lên kế hoạch bảo dưỡng, nâng cao năng lực hoạt động của máy và tu sửa định kỳ là hết sức quan trọng. Không nên sử dụng máy móc hoạt động quá công suất sẽ gây hỏng và không hiệu quả, vì trong quá trong sản xuất thì làm cho kịp giao hàng là không tránh khỏi. Xác định cơ cấu vốn cố định và tỷ trọng của từng loại TSCĐ cho phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh.

Vốn lưu động cũng cần được xác định nguồn vốn là bao nhiêu, lượng hàng dành cho dữ trữ thế nào là đủ, tránh việc dự trữ quá nhiều dẫn đến việc ứ động vốn hay là ít so với nhu cầu tiêu thụ. Đồng thời, thúc đẩy nhanh quá vòng quay của vốn bằng việc hạn chế hàng hóa kém chất lượng, tồn kho, chậm lưu chuyển, gây mất thời gian và tiền cho việc bảo quản các sản phẩm, gây lãng phí nguồn vốn lưu động. Phân tích lượng vốn lưu động, định kỳ, kiểm tra hàng tháng bằng các biện pháp như: kiểm kê vật tư, thành phẩm thừa vốn, vốn phải thu, nguyên vật liệu và so sánh, đối chiếu các tháng, các quý trước đó. Nhìn chung, phải có sự tính toán, cân nhắc, lựa chọn kỹ xem nên đầu tư lúc nào, khâu nào thì mang lại lợi nhất, tiết kiệm nhất và mang lại hiệu quả cao nhất. Nhưng cũng cần đề phòng những biến động trên thị trường do nền kinh tế gây ra, tiến hành trích một phần lợi nhuận của Công ty do lạm phát gây ra.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ MINH ÁNH (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w