Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp

Một phần của tài liệu 63 Trích lập và sử dụng dư phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất (Trang 79 - 80)

kinh doanh của Ngân hàng và thông lệ quốc tế:

• Mục đích :

Là một công cụ giám sát và kiểm tra tín dụng quan trọng nhằm hỗ trợ cho NH trong việc ra các quyết định tín dụng. Hệ thống giúp theo dõi những dấu hiệu rủi ro để có những chính sách KH và quyết định cấp tín dụng nhằm nâng cao chất lượng cho vay của NH.

• Cơ sở xây dựng :

Hệ thống xếp hạng tín dụng dựa trên phương pháp so sánh các số liệu định lượng, số liệu định tính thực tế của khách hàng với các số liệu chuẩn ở trong bảng chấm điểm. Số liệu này dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm phân tích đánh giá kết hợp với công tác thống kê của các chuyên gia tài

chính về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, loại hình tổ chức. Cần lưu ý là các số liệu chuẩn này chỉ mang tính tương đối để tham khảo .

Xếp hạng là một cách lượng hóa các chỉ tiêu nhằm giúp nhân viên tín dụng có thể so sánh sự khác nhau giữa các khách hàng. Mỗi tiêu chí sẽ có sự phù hợp và quan trọng khác nhau đối với từng khách hàng. Do đó, hệ thống sẽ áp dụng các trọng số khác nhau với từng tiêu chí.

Hệ thống chấm xếp hạng tín dụng sử dụng hệ thống thang đo khoảng cách để làm cơ sở cho việc chấm điểm. Đây là loại thước đo không chỉ sắp xếp theo thứ tự mà còn phân biệt thành những khoảng cách bằng nhau.

* Các yếu tố của hệ thống xếp hạng

- Yếu tố tài chính, yếu tố phi tài chính - Yếu tố môi trường kinh doanh

- Yếu tố thị phần, thương hiệu, uy tín và qui mô kinh doanh. - Yếu tố con người, hệ thống quản trị, điều hành

- Yếu tố tài sản: vốn chủ sở hữu, nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị …

Một phần của tài liệu 63 Trích lập và sử dụng dư phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất (Trang 79 - 80)