KHỐI TÀI CHÍNH Ban kế toán

Một phần của tài liệu 210 Phân tích mô hình và cấu trúc của tập đoàn tài chính - ngân hàng, ứng dụng vào Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mô hình tố chức (Trang 79 - 81)

- Trungtâm tài trợ

B ảng 14 : Tình hình họat động đầu tư của ID

KHỐI TÀI CHÍNH Ban kế toán

Ban kế toán Kế toán tại Hội sở chính Ban quản lý tài chính Kiểm soát tài chính

Báo cáo tài chính

Hợp nhất và báo cáo

Hệ thống thông tin quản lý

Báo cáo quản lý & phân tích Phương pháp kế toán Thuế Lập kế hoạch ngân sách Hỗ trợ ALCO Đối chiếu Tuân thủ Sơđồ 21 : Mô hình tổ chức khối tài chính

Chức năng nhiệm vụ của khối tài chính như sau :

- Ban kế toán : i) Trực tiếp xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại hội sở

chính; ii) Tổng hợp (hợp nhất) và kiểm soát báo cáo kế toán toàn hệ thống, kể các các công ty con, lưu trữ và cung cấp thông tin nội bộ và bên ngoài; iii) Xây dựng chính sách, quy trình kế toán

- Ban quản lý tài chính : i) Xây dựng, quản lý và phân phối các báo cáo quản lý phục vụ công tác quản trịđiều hành; ii) Phân tích, giám sát và đối chiếu tài chính; iii) Lập kế hoạch ngân sách, theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch; và iv) Đưa ra các thông tin phân tích quản lý tài sản nơ – có cho ALCO.

- Ban kiểm soát tài chính : gồm chức năng đối chiếu hệ thống và kiểm tra nội bộ.

Khối hỗ trợ : Về cơ bản đây là khối có chức năng quản lý nội bộ và hỗ trợ

chung nên không liên quan trực tiếp đến luồng quy trình nghiệp vụ, sản phẩm và dịch vụ.

Hệ thống mạng lưới chi nhánh :

Nhưđã trình bày ở trên, việc tập trung hóa các chức năng hỗ trợ (Công nghệ

thông tin, Kiểm tra nội bộ) là hoàn toàn khả thi vì chúng không ảnh hưởng gì đến khách hàng và không ảnh hưởng nhiều đến phạm vi hoạt động và thẩm quyền của chi nhánh. Các nghiệp vụ khác như nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, thanh toán

quốc tế cũng hoàn toàn có thể triển khai tập trung hóa được vì các hoạt động này cũng không ảnh hưởng nhiều đến khách hàng và thực chất việc tập trung hóa sẽ tạo

điều kiện phục vụ khách hàng một cách chuyện nghiệp hơn, tốt hơn và hạn chế được rủi ro, đặc biệt là rủi ro tác nghiệp.

- Chi nhánh bán buôn : tập trung hóa họat động tín dụng bán buôn về hội sở

chính là một vấn đề phức tạp và có nhiều trở ngại, trước hết đó là vấn đề địa lý. Việc chuyển mọi họat động cho vay về một trung tâm ở xa khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong môi trường họat động tín dụng hiện tại ở Việt nam. Một cách trung gian có thể thực hiện là thiết lập một số nhỏ các chi nhánh bán buôn báo cáo trực tiếp lên Khối ngân hàng bán buôn. Chi nhánh bán buôn là đơn vị có thẩm quyền tự quyết cho vay được phê duyệt bởi khối Quản lý rủi ro. Cơ cấu áp dụng tại hội sở chính cũng có thể áp dụng cho chi nhánh bán buôn nhưng với hạn mức thấp hơn. Vì vậy chi nhánh bán buôn sẽ có nhân sự báo cáo lên khôi Ngân hàng bán buôn, khối Quản lý rủi ro, và khối Tác nghiệp.

Mô hình tổ chức chi nhánh bán buôn : CHI NHÁNH BÁN BUÔN (Ban giám đốc) Quan hệ KH doanh nghiệp QLRR tín dụng Tác nghiệp Quản trị cho vay Dịch vụ khách hàng Tiền tệ - kho quỹ Dịch vụ chung & an ninh

Sơđồ 22 : Mô hình tổ chức chi nhánh bán buôn

- Chi nhánh bán lẻ : chỉ có 02 chức năng là marketing (các sản phẩm bán lẻ) và tác nghiệp cho các đối tượng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, quy trình tín dụng chi đi qua 2 bộ phận Khởi tạo và Tác nghiệp, tuy nhiên thì khâu Khởi tạo phảo bao gồm cả chức năng quản lý rủi ro. Mô hình tổ chức như sau :

Một phần của tài liệu 210 Phân tích mô hình và cấu trúc của tập đoàn tài chính - ngân hàng, ứng dụng vào Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mô hình tố chức (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)