Xác định các khoản phí phải trả

Một phần của tài liệu 267 Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 91)

Phí qun lý:

Phí quản lý là khoản phí hàng năm được tính trên giá trị tài sản ròng (NAV) của DMĐT mà khách hàng ủy thác phải trả cho CTQLQ để công ty thực hiện các dịch vụ QLDMĐT. CTQLQ sẽ công bố tỷ lệ phí quản lý tính trên NAV của DMĐT, tỷ lệ phí này cao hay thấp tùy thuộc vào từng loại sản phẩm QLDMĐT và chiến lược cạnh tranh của CTQLQ, thậm chí để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ CTQLQ có thể không thu loại phí này. Hiện tại, mức phí quản lý của các công ty thường dao động trong khoảng 1.5% - 2.5% và được thanh toán hàng qúy vào đầu mỗi qúy. Phí quản lý hàng qúy được tính theo công thức như sau:

Pql = ¼ * 2% * Giá trị danh mục đầu tư của quý trước liền kề • Phí thưởng hot động:

Phí thưởng hoạt động là khoản tiền thưởng hoạt động hàng năm mà khách hàng ủy thác trả cho CTQLQ khi tỷ suất sinh lợi của DMĐT lớn hơn mức lợi nhuận so sánh. Mức phí này nhằm gắn kết quyền lợi của CTQLQ và các nhà đầu tư, đồng thời khuyến khích tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Nội dung hợp đồng QLDMĐT cần quy định rõ ràng và chi tiết về phương pháp xác định mức phí thưởng hoạt động. Để xác định mức phí thưởng cần 2 yếu tố cơ bản : tỷ suất lợi nhuận so sánh và tỷ lệ thưởng.

- Tỷ suất lợi nhuận so sánh: là tỷ suất nếu tỷ suất sinh lợi của DMĐT lớn hơn tỷ suất này khách hàng ủy thác phải thanh toán phí thưởng cho CTQLQ. Tỷ suất lợi nhuận so sánh có thể là một tỷ suất cốđịnh ( 12%, 14%, 15%...), cũng có thểđược tính dựa trên một mức tham chiếu nhất định (VN-Index, trái phiếu chính phủ, lãi suất tiết kiệm…). - Tỷ lệ thưởng : là tỷ lệ phần trăm mà khách hàng phải trả cho CTQLQ trên phần lợi

nhuận vượt so với lợi nhuận so sánh.

Tỷ suất lợi nhuận so sánh và tỷ lệ thưởng sẽđược đưa ra tùy theo thỏa thuận giữa hai bên trên cơ sở quy mô vốn, khả năng chấp nhận rủi ro của từng khách hàng và từng sản phẩm QLDMĐT cụ thể. Thông thường đối với các sản phẩm QLDMĐT có mức độ chấp nhận rủi ro thấp, tỷ suất lợi nhuận so sánh sẽ thấp đồng thời tỷ lệ thưởng cũng sẽ thấp. Ngược lại, các sản phẩm có mức độ chấp nhận rủi ro cao, tỷ suất sinh lời so sánh sẽ cao đồng thời tỷ lệ thưởng cũng sẽ cao. Trong hợp đồng QLDMĐT cần có phụ lục hướng dẫn và ví dụ

về phương pháp tính phí thưởng hoạt động Ví Dụ :

- Sản phẩm 5 – Cân bằng

- Tỷ suất lợi nhuận so sánh : 60%*VN Index + 40%*GBY-5 + 3% - Giá trị DMĐT đầu năm ( 01/01/200x): 10 tỷ VND

- Số tiền nhà đầu tưđầu tư thêm vào DMĐT ( 30/06/200x) : 4 tỷ - Giá trị DMĐT cuối năm (31/12/200x) : 20 tỷ

- Tốc độ tăng VN-Index : 20% Lãi suất TP Chính Phủ 5 năm bình quân : 8% - Tỷ lệ thưởng 20% trên phần lợi nhuận vượt

Phí thưởng hoạt động được tính như sau :

- Tỷ suất lợi nhuận so sánh : 60%*20% + 40%*8% + 3% = 18.2%

- Lợi nhuận vượt = 20 tỷ - 10 tỷ - 4 tỷ - 10 tỷ * 18.2% - 4 tỷ * 18.2%* 180/360 = 1.52 tỷ

- Phí thưởng = 1.52 tỷ * 20% = 0.304 tỷđồng

Ngoài ra CTQLQ còn có thể công bố các loại phí khác như phí lưu ký, phí quản tài khoản, phí giao dịch… tất cả các khoản phí này đều phải ghi rõ trong hợp đồng và được sự chấp thuận của khách hàng. Ngoài các khoản phí đã ghi trong hợp đồng, CTQLQ không được thu bất cứ khoản phí nào khác.

3.2.3. Xây dng b đạo đức ngh nghip dành cho Ban giám đốc, người qun lý và nhân viên CTQLQ.

Dịch vụ chứng khoán nói chung và dịch vụ QLDMĐT nói riêng là lĩnh vực tương

đối nhạy cảm, trong đó những người hành nghề có thể có cơ hội tận dụng các lợi thế về

thông tin và quyền hạn của mình để mưu lợi cho bản thân , mưu lợi cho bên thứ ba và xâm hại đến quyền lợi của khách hàng. Do vậy trong lĩnh vực này đòi hỏi các chuẩn mực về tính chuyên nghiệp, sự minh bạch, trung thực, cẩn trọng, bảo mật thông tin….Hoạt

động QLDMĐT là hoạt động ủy thác dựa trên sự tin tưởng giữa khách hàng với CTQLQ. Nếu khách hàng không tin tưởng công ty và nhân viên của công ty, khách hàng sẽ không sử dụng dịch vụ QLDMĐT, hay nói rộng hơn nếu không có được lòng tin của khách hàng ngành dịch vụ chứng khoán sẽ không thể phát triển. Các CTQLQ cần xây dựng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp dành cho Ban giám đốc, người quản lývà nhân viên của công ty gọi là người hành nghề QLQ. Công ty cần đảm bảo rằng những người hành nghề QLQ của công ty đều phải nắm rõ và cam kết thực hiện theo các chuẩn mực này, đồng thời công ty cũng phải tạo cơ chế nhằm kiểm tra giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực của người hành nghề QLQ.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

Để phát triển thị trường dịch vụ chứng khoán nói chung cũng như dịch vụ

QLDMĐT nói riêng, ngoài nỗ lực của bản thân mỗi tổ chức kinh doanh cung cấp dịch vụ

còn cần những nỗ lực, giải pháp mang tính vĩ mô của các cơ quan có thẩm quyền và của tất cả các chủ thể tham gia trên thị trường như hoàn thiện khung pháp lý , phát triển hàng hóa, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thông tin, gia tăng tính hiệu quả và minh bạch,

đào tạo nguồn nhân lực… Hiện nay, thị trường tài chính của Việt Nam mặc dù đã có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên các sản phẩm và công cụ tài chính nhìn chung vẫn còn khá đơn điệu chủ yếu tập trung ở cổ phiếu và trái phiếu chính phủ. Các công cụ

tài chính chưa thực sự phong phú và đa dạng chính là yếu tố làm hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân vào thị trường đồng thời làm hạn chế khả năng triển khai nghiệp vụ QLDMĐT của các CTQLQ. Do vậy cần có những giải pháp và nỗ lực từ nhiều phía nhằm phát triển hơn nữa các sản phẩm và công cụ tài chính trên thị trường.

3.3.1.Phát trin th trường trái phiếu doanh nghip :

Nhưđã phân tích ở chương 2, hàng hóa chủ yếu trên thị trường trái phiếu là trái phiếu chính phủ, cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp trong thị trường trái phiếu Việt Nam còn rất khiêm tốn. Các công ty niêm yết gần như chỉ tập trung vào việc phát hành cổ phiếu để

huy động vốn, việc phát hành trái phiếu để huy động vốn mới chỉ được thực hiện tại một số ít công ty. Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cần có các giải pháp sau :

• Khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu bằng cách đưa ra các chính sách

ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu ra công chúng trong một thời hạn nhất định.

• UBCKNN cần rà soát việc phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm huy động vốn của các công ty niêm yết, đồng thời có văn bản khuyền cáo về cấu trúc vốn của các công ty trong trường hợp các công ty này xin phép phát hành cổ phiếu.

Tách bit giao dch trái phiếu và giao dch c phiếu, hình thành các nhà to lp th

trường. Tính chất của giao dịch trái phiếu khác với giao dịch cổ phiếu. Sự pha trộn giữa giao dịch trái phiếu và giao dịch cổ phiếu nhưở Việt Nam hiện nay sẽ cản trở sự

phát triển của giao dịch trái phiếu, làm giảm tính thanh khoản của thị trường. Việc thành lập thị trường trái phiếu chuyên biệt tại HaSTC đã là một nỗ lực đáng kể, tuy nhiên UBCKNN cần đặt ra lộ trình nhằm tách biệt hai thị trường này và chọn ra phương thức mua bán phù hợp nhất. Bước đầu có thểứng dụng hệ thống giao dịch đa

định chế: chỉ gồm các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp ( công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty tài chính…) làm chức năng môi giới và mua bán cho chính mình, các giao dịch được báo giá qua nhà môi giới. Bước tiếp theo có thể ứng dụng hệ thống giao dịch liên định chế cho phép các nhà đầu tư kết nối với

nhiều nhà kinh doanh trái phiếu, cho phép xem tất cả các chào giá, nhà đầu tưđược tự

liên hệ với nhà kinh doanh có chào giá tốt nhất để thực hiện giao dịch.

Khuyến khích phát trin các t chc định mc tín nhim chuyên nghip: Trong thị

trường tài chính, định mức tín nhiệm sẽ là một tiêu chuẩn quan trọng giúp các nhà đầu tư hay doanh nghiệp phát hành trong việc đánh giá rủi ro trái phiếu. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) hiện đang thu thập và công bố các thông tin định mức tín nhiệm doanh nghiệp hay xếp hạng trái phiếu. Tuy nhiên cần khuyến khích sự hình thành và phát triển của các tổ chức định mức tín nhiệm thuộc khu vực tư nhân. Sự tham gia của các tổ chức định mức tín nhiệm không phải nhà nước này sẽ giúp hoạt động cung cấp thông tin được khách quan và hiệu quả hơn. Mô hình thành lập công ty định mức tín nhiệm có thể được áp dụng một cách linh hoạt trong bối cảnh nguồn nhân lực của Việt nam trong lĩnh vực này còn yếu và thiếu. Trong giai đoạn đầu thành lập, uy tín của các tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập tổ chức định mức tín nhiệm đóng vai trò rất quan trọng. Các cổ đông chủ yếu có thể góp vốn thành lập công ty định mức tín nhiệm có thể bao gồm : (i) Các tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài ( Moody’s , Standard & Poor’s, Fitch Rating…), việc tận dụng công nghệ, tri thức và uy tín của các tổ chức định mức tín nhiệm thế giới và khu vực sẽ giúp các tổ chức định mức tín nhiệm của Việt nam nâng cao năng lực. (ii) các tổ chức tài chính – ngân hàng – bảo hiểm có uy tín của Việt Nam (iii) Các cơ quan báo chí, truyền thông chuyên về

kinh tế - tài chính có uy tín của Việt Nam (iv) Các tổ chức nghiên cứu kinh tế - tài chính có uy tín. Để đảm bảo cho tổ chức này hoạt động hiệu quả, các cổ đông phải

được khuyến khích hoạt động một cách độc lập ; tỷ lệ nắm giữ tối đa là 5-10%, và sự

cân bằng giữa tỷ lệ nắm giữ của các cổđông lớn để tránh tình trạng thông tin nội gián hay vấn đề mâu thuẫn về quản trị.

3.3.2. Phát trin th trường chng khoán hóa các khon vay được thế chp bng bt

động sn ( Mortgage Backed Secutities – MBS)

Để thị trường BĐS phát triền bền vững thì việc liên thông giữa thị trường BĐS – vốn – tiền tệ là điều hết sức cần thiết. Sức lớn mạnh của thị trường BĐS không thể chỉ dựa vào nguồn vốn cho vay từ các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thường tỏ ra đuối sức khi tăng tốc cho thị trường BĐS bởi sự eo hẹp trong việc huy động các nguồn vốn trung và dài hạn. Sự không tương xứng giữa thời gian các nguồn vốn huy động và các nguồn tài trợ tín dụng cho BĐS thường tạo ra rủi ro cho cả bên cho vay và bên đi vay. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản có thể chiếm trên 13% tổng dư nợ, trên thực tế nếu tính các khoản vay được đảm bảo bằng bất động sản chắc chắn tỷ lệ này còn lớn hơn nhiều. Theo dự báo, nhu cầu nhà ở, khu công nghiệp, khu văn phòng thương mại, khách sạn, du lịch… tiếp tục tăng cao, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh

khai hoạt động chứng khoán hóa các khoản vay được bảo đảm bằng bất động sản, phát hành các chứng khoán MBSs. Sự xuất hiện của các chứng khoán MBSs sẽ làm phong phú và đa dạng các công cụ đầu tư trên thị trường tài chính đồng thời đây chính là kênh tạo vốn mạnh mẽ giúp cho ngân hàng mở rộng được khả năng khởi tạo khác khoản cho vay BĐS, giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh đồng thời tạo nên sự

tăng trưởng bền vững cho thị trường BĐS.

Kỹ thuật chứng khoán hóa các khoản vay được đảm bảo bằng bất động sản liên quan đến nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. Để thực hiện được nghiệp vụ này, cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ tài chính, UBCKNN, Ngân hàng Nhà nước, Bộ

Xây Dựng, Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Tư Pháp… nhằm hình thành khung pháp lý đầy đủ. Nghiệp vụ này cần sự hợp tác và liên kết chặt chẽ của các ngân hàng thương mại và đặc biệt vai trò của chính phủ trong việc làm đầu tàu thành lập SPV – tổ chức làm đầu mối mua lại các khoản nợ thế chấp của các ngân hàng thương mại và bảo lãnh thanh toán cho các chứng khoán MBSs.

3.3.3. Phát trin qũy đầu tư trái phiếu đại chúng và qũy th trường tin t.

Nhiều nhà tư vấn tài chính khuyến nghị các nhà đầu tư nên duy trì danh mục đầu tư đa dạng bao gồm trái phiếu, cổ phiếu và tiền mặt theo nhiều tỷ lệ khác nhau, tùy thuộc vào những hoàn cảnh và mục tiêu riêng. Vì đặc trưng trái phiếu là có nguồn thanh toán và hoàn trả vốn gốc có thể dự kiến được nên trái phiếu có vai trò quan trọng, đối với các kế

hoạch tài chính dài hạn và đòi hỏi mức độ an toàn cao như kế hoạch cho việc học đại học của con cái, mua nhà, kế hoạch hưu trí…Ngoài trái phiếu, các công cụ trên thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, hợp đồng Repo… cũng là những hình thức đầu tư quan trọng, bởi lẽ nó vừa tạo ra lợi nhuận bổ sung cho DMĐT vừa đảm bảo tính thanh khoản và nhu cầu thu hồi vốn trong ngắn hạn. Theo thống kê của World Wealth Report xuất bản năm 2008, năm 2007, DMĐT của các cá nhân có giá trị

tài sản ròng cao (HNWIs) phân bổ 33% vào cổ phiếu và 27% vào trái phiếu và các công cụ đầu tư có lợi suất cốđịnh. Nhà đầu tư có thểđầu tư vào trái phiếu và các công cụ trên thị trường một cách trực tiếp hoặc đầu tư một cách gián tiếp thông qua việc mua chứng chỉ qũy của các qũy đầu tư trái phiếu và qũy thị trường tiền tệ. Theo thống kê của Investment Company Institutue, trên thế giới, các qũy đầu tư trái phiếu chiếm 20%, qũy thị trường tiền tệ chiếm 5% về quy mô tài sản của tất cả các loại hình qũy đầu tư.

Tại Việt Nam, DMĐT của các nhà đầu tư cá nhân gần như hoàn toàn vắng bóng trái phiếu và các công cụ thị trường tiền tệ. Một trong những nguyên nhân cản trở nhà đầu tư cá nhân tham gia vào trị trường trái phiếu và thị trường công cụ thị trường tiền tệđó là sự thiếu vắng các qũy đầu tư trái phiếu đại chúng và qũy thị trường tiền tệ. Trong 4 qũy

đầu tư tại chúng tại Việt Nam hiện tại, các quỹ VF1, VF4, Qũy tăng trưởng Manulife đều là các qũy tập trung vào đầu tư cổ phiếu, quỹ cân bằng do CTQLQ Prudential quản lý có

xu hướng đầu tư cân bằng cả cổ phiếu và trái phiếu trong danh mục. Việc hình thành các quỹ đầu tư trái phiếu đại chúng có thể mang lại cho nhà đầu tư cá nhân những lợi ích cơ

bản như:

D dàng tiếp cn th trường trái phiếu: Trái phiếu thường được giao dịch thông qua các nhà tạo lập thị trường với quy mô giao dịch tương đối lớn, điều này làm cho các nhà đầu tư cá nhân với số tiền đầu tư nhỏ khó tham gia vào thị trường. Với qũy đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư với số tiền đầu tư nhỏ có thể dễ dàng có thể đầu tư thông qua việc mua các chứng chỉ qũy.

Đa dng hóa danh mc đầu tư mà không cn quy mô vn ln: Với quy mô vốn

Một phần của tài liệu 267 Phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)