P QUAN LÝ THUẾ TNCN
3.3.2 Đối với hoạt động quản lý thuế
Để công tác quản lý thuế hiệu quả hơn, tác giả kiến nghị Cục thuế Bình Dương các giải pháp sau:
- Hoàn thiện hơn công tác truyên tuyền và hỗ trợ NNT: Xét trên phạm vi xã hội, dịch vụ thuế tốt không chỉ tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho NNT, mà còn đảm bảo xác định chính xác nghĩa vụ thuếđối với Nhà nước, hạn chế những sai sót trong kê khai và tiết kiệm chi phí quản lý thuế. Do vậy, để hoàn thiện hơn công tác truyên tuyền và hỗ trợ NNT, đảm bảo cung cấp thông tin hỗ trợ chính xác, dễ hiểu, nhanh chóng và thân thiện. Cục thuế Bình Dương cần thực hiện các yêu cầu sau:
+ Cần nâng cao chất lượng cán bộ qua việc đào tạo có tính chất chuyên sâu, chuyên nghiệp theo từng bộ phận chức năng để đáp ứng yêu cầu chuyên môn hóa. Cùng với kiến thức chuyên môn sâu rộng trong nhiều lĩnh vực (nhất là thuế, kế toán và luật), cán bộ hỗ trợ, tư vấn thuế còn cần các kỹ năng nghề nghiệp phục vụ công việc như ngoại ngữ, vi tính, kỹ năng lắng nghe, phân tích yêu cầu, trình bày quan
điểm và thuyết phục. Ngoài ra, phong cách ứng xử văn minh lịch sự, mềm mỏng, khéo léo, linh hoạt cũng là những yêu cầu không thể thiếu.
+ Dịch vụ do phòng TTHT cung cấp được xem là dịch vụ công, do đó cơ chế
theo dõi, đánh giá một cách khỏa đáng. Việc đánh giá dịch vụ thuế công có thể được tiến hành thông qua phiếu đánh giá dịch vụ công, một phượng tiện để NNT phản hồi về chất lượng, hiệu quả và sự phù hợp của các dịch vụ khi giao dịch với cơ
quan thuế.
+ Tăng cường quản lý theo định hướng đầu ra và kết quả, trong đó xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo từng chức năng, vị trí công việc và xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả koạt động cung cấp dịch vụ của cơ quan thuế. Các tiêu chí này phải cụ
nhiệm của công chức thuế với kết quả công việc của mình đảm nhiệm. Các tiêu chí
đánh giá công chức phải bao gồm cả tiêu chí về số lượng và chất lượng như thời gian tư vấn, số lượng các cuộc tư vấn, tỷ lệ câu hỏi tư vấn...Các tiêu chí này sẽđược sử dụng làm căn cứ đánh giá, phân loại cán bộ thuế để thực hiện việc thưởng, phạt thỏa đáng, nhằm tạo ra động lực khuyến khích làm việc. Các dịch vụ đánh giá mà phòng TTHT cung cấp phải tập trung vào sự hoài lòng và thỏa mãn NNT.
- Nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ thuế: So với yêu cầu hiện đại hóa của ngành thuế hiện nay, trình độ của CBCC Cục thuế Bình Dương vẫn còn bất cập. Do vậy, bên cạnh các lớp đào tạo theo chương trình chung của ngành, công tác đào tạo cán bộ thuếở Cục thuế Bình Dương cần chú trọng các vấn đề sau:
+ Công tác đào tạo và đào tạo lại cần bao gồm cả về mặt kiến thức lý thuyết và kiến thức thực tế, theo đó phải bố trí nguồn cán bộ hiện có phù hợp với yêu cầu công việc để đào tạo cho trúng và đúng đối tượng. Nâng cao nhận thức, trình độ cán bộ thông qua việc thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, cập nhật thông tư, văn bản mới của ngành về quy trình, nghiệp vụ, về tư tưởng nhận thức của cán bộ đối với các chính sách thuế khi triển khai thực hiện. Đồng thời có các buổi thảo luận theo chuyên đề về công tác cuyên môn, nghiệp vụ, về các trường hợp , vướng mắc thực tế phát sinh hay về kinh nghiệp nghề nghiệp khi làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ... Cũng từ các đơn vị cơ sở này, có thể lấy phiếu trưng cầu ý kiến về nhu cầu đào tạo của cán bộ làm công tác thuế trong từng lĩnh vực, trên cơ sở đó sẽ xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp đào tạo sát với yêu cầu thực tiễn công việc.
+ Tùy theo đặc điểm của từng địa bàn, cũng như trình độ chuyên môn, nhận thức của cán bộ thuế để có hướng đào tạo và đào tạo lại hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng.
+ Công tác đào tạo cũng cần gắn với việc phân loại đối tượng nộp thuế, phân loại vùng có người nộp thuế với quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, vùng có người nộp thuế
chủ yếu về lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vận tải hay sản xuất; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hay các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp nhà nước đặc thù ...
+ Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên kiêm chức, có trình độ chuyên môn sâu cả về lý thuyết và thực tế, trang bị các kiến thức bổ trợ như
kỹ năng thuyết phục, kỹ năng truyền tải kiến thức tới người nghe. Bên cạnh đó, có thể tổ chức các cuộc thi, hội thi giảng viên kiêm chức giỏi, cán bộ thuế giỏi, nhằm phát huy tinh thần thi đua học tập, động viên khuyến khích kịp thời những cán bộ có thành tích trong công tác đào tạo và học tập của ngành, tạo nên một đội ngũ giảng viên kiêm chức có trình độđáp ứng với yêu cầu của việc đào tạo cán bộ ngay tại cơ
sở.
+ Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, dành nhiều kinh phí cho công tác
đào tạo; có chếđộ khen thưởng kịp thời, xứng đáng đối với đội ngũ giảng viên kiêm chức, cũng như công chức thuế giỏi, để tạo nên môi trường mà ở đó, nguời cán bộ
thuế luôn muốn học hỏi, muốn đổi mới, nhiệt tình và tâm huyết với ngành.
- Sớm triển khai thực hiện đề án cơ chế “một cửa” tập trung tại bộ phận tuyên truyền-hỗ trợ NNT: Việc thực hiện cơ chế “một cửa” sẽ tạo thuận lợi hơn cho NNT, vừa không phải đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều bộ phận để giải quyết các yêu cầu, thủ tục về thuế; vừa giám sát được cơ quan thuế, cán bộ thuế thuế giải quyết các thủ tục hành chính theo đúng thời gian và trình tự quy định.
- Nối mạng trao đổi thông tin giữa Thuế-Kho bạc-Tài chính:Việc nối mạng này sẽ giúp các thủ tục hành chính khi nộp tiền thuế tại kho bạc đã được đơn giản, người nộp thuế không còn phải viết giấy nộp tiền vào NSNN, sẽ khắc phục được lỗi do ghi nhầm thông tin về tên, mã số thuế, mục lục ngân sách. Với sự kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp có thể nộp tiền thuế mà không cần có thông báo thuế của cơ quan thuế; chứng từ nộp được lưu giữ rõ ràng, khoa học; thời gian xử lý nhanh chóng; giúp tiết kiệm thời gian, nguồn nhân lực, đảm bảo cung cấp thông tin về số nộp NSNN nhanh chóng, chính xác và thống nhất, giúp Bộ tài chính và lãnh đạo địa phương điều hành tốt công tác thu, chi ngân sách. Ngoài ra, tại cơ
quan thuế cần đặt các Kiosk thông tin để NNT có thể tự kiểm tra tình hình nộp thuế, nợ thuế của đơn vị mình, từđó có phản hồi nhanh chóng những nhầm lẫn, sai sót về
- Thiết kế lại trang website Cục thuế Bình Dương theo hướng khoa học hơn như bắt mắt hơn, dễ truy cập, tra cứu thông tin hơn. Thường xuyên cập nhật kịp thời những văn bản do Cục thuế Bình Dương trả lời chính sách thuế, đưa lên trang website những hoạt động và những thông báo của ngành thuế Bình Dương. Điều này sẽ giúp cho NNT theo dõi và cập nhật thông tin, chính sách thuế kịp thời.
- Để tạo điều kiện khai thác và tra cứu dữ liệu nhanh chóng và kịp thời phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hiệu quả hơn, Cục thuế Bình Dương nên nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng khai thác dữ liệu thuế trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của các phần mềm quản lý thuế và những kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế.
- Chú trọng hơn đến việc phát động phong trào nghiên cứu, sáng kiến trong quản lý thuế nói chung và kiểm tra, thanh tra thuế nói riêng, cần có những tiêu chuẩn và tiêu chí khen thưởng cụ thểđểđộng viên và kích thích được năng lực sáng tạo CBCC ngành thuế Bình Dương : Việc phát huy năng lực sáng tạo có ý nghĩa quan trọng trong quản lý thuế, thông qua công tác thực tiễn, CBCC sẽ nghiên cứu
đưa những sáng kiến, từ đó đề ra những giải pháp khai thác hiệu quả nguồn thu,
đồng thời phát hiện những kẻ hở, bất cập của chính sách để từng bước hoàn thiện phương pháp quản lý thuế khoa học. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý chung của cả dân tộc. Chúng ta phải ra sức làm cho nó dôi dào thêm và làm lan rộng mãi. Ban đầu thì lan rộng khắp một đơn vị, một nhà máy, một làng… dần dần lan rộng khắp cả quân đội, cả ngành công nghiệp, cả
nước. Sáng kiến và kinh nghiệm cũng như con suối nhỏ chảy vào sông to, những sông to chảy vào biển cả. Không biết quý trọng và phổ biến sáng kiến tức là lãng phí của dân tộc”.
- Để công tác phối hợp đạt hiệu quả hơn, duy trì và phát huy tốt hơn nữa công tác phòng chống các vi phạm, tội phạm về thuế, Cục thuế phải tăng cường công tác phối hợp với các ban ngành trong việc điều tra, phối hợp xử lý và giải quyết các vụ việc liên quan tới ĐTNT. Để thực hiện tốt công tác phối hợp, cần thực hiện tốt các nội dung như sau:
+ Tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp theo nhiệm vụ đã được nêu trong quy chế phối hợp 2212 trên cơ sở chức năng nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan đặc biệt là sự phối hợp giữa cơ quan thuế các cấp và công an các cấp nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các vụ
việc vi phạm về thuế.
+ Cần tăng cường điều tra, kết luận điều tra, xử lý nghiêm đối với các cá nhân có hành vi bỏ kinh doanh trái phép không thực hiện theo các quy định của Pháp luật. Cùng với việc tăng cường điều tra, kết luận điều tra, xử lý nghiêm khắc
đối với những đối tượng mua, bán hoá đơn GTGT cùng những đơn vị cố tình vi phạm các Luật thuế và Luật kế toán .
+ Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp đôn đốc các cá nhân, doanh nghiệp còn nợđọng thuế, phối hợp điều tra, xử lý các doanh nghiệp bỏ trốn trái với quy định của Pháp luật đặc biệt đối với các doanh nghiệp còn nợ thuế .
+ Tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp trong quản lý thu thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xác minh đối chiếu trong lĩnh vực thuế, xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm.
+ Tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Nhà nước nói chung và trong công tác thuế nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý mà đặc biệt là công tác trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với các cơ quan hữu quan.
Nhằm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thuế.Cục thuế Bình Dương sớm hoàn thiện và đưa trụ sở mới xây dựng vào hoạt
động.