Liên kết thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia

Một phần của tài liệu 226 Sử dụng công cụ tín dụng tài trợ đầu tư kinh doanh vàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Xuất nhập khẩu Việt Nam. (Trang 89 - 91)

VN hiện có lợi thế là đã có sẵn thị trường vàng tự do. Chính phủ đã có nhiều chính sách nỗ lực để phát triển thị trường qua việc tham gia quản lý lượng vàng nhập khẩu. Nhiều ngân hàng tham gia thị trường, nhu cầu tích trữ, mua bán của người dân khá cao.

Một thực tế là giá vàng tại VN có thời điểm chênh lệch quá nhiều so với giá vàng thế giới. Nhà nước chỉ cho phép DN nhập khẩu vàng miếng. Các thành phần tham gia thị trường vàng quốc tế chủ yếu là các DN lớn. Đây là con đường phát triển một chiều. Tại Trung Quốc, các ngân hàng không tham gia mua bán vàng nhưng thị trường vàng quốc gia này liên thông hai chiều (xuất - nhập khẩu vàng) với thế giới nên phát triển rất mạnh. Nhà đầu tư sẽ có mức giá công bằng hơn khi họ mua bán thông qua sàn giao dịch vàng quốc gia. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) nên mở rộng thị trường, cho phép DN xuất khẩu vàng miếng để liên thông hai chiều với thị trường thế giới; tham gia điều hành sàn giao dịch vàng, tạo niềm tin cho người dân mua bán vàng qua sàn.

Để thị trường vàng tiếp tục phát triển, cần hệ thống hóa các sàn giao dịch vàng. Nhiều sàn “con” tập trung lệnh mua bán về sàn “mẹ”, khớp lệnh mua bán cả trong và ngoài nước. Cần phải có một sàn giao dịch vàng trung lập, tập hợp nhiều đơn vị kinh doanh vàng trong nước; đồng thời các đơn vị nếu có điều kiện vẫn thành lập sàn giao dịch vàng của mình. Như thế, người kinh doanh vàng sẽ có nhiều lựa chọn môi trường đầu tư, thương hiệu vàng để giao dịch. Giá vàng trong nước sẽ

tăng, giảm sát với giá vàng thế giới. Vì nếu cứ tiếp tục để thị trường giao dịch tự do thì chắc chắn nhà đầu tư cũng như thị trường vàng trong nước sẽ gặp nhiều rủi ro.

Hiện Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đang tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các sàn giao dịch vàng quốc tế đang hoạt động hiệu quả, kết hợp với nghiên cứu tình hình giao dịch của thị trường vàng trong nước và các cơ chế pháp luật hiện hành để sớm cho ra đời một sàn giao dịch vàng quốc gia. Trước mắt, sẽ thành lập sàn giao dịch vàng ở Hà Nội và Tp.HCM.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa sàn giao dịch vàng quốc gia so với các sàn giao dịch nhỏ lẻ là không phải do một doanh nghiệp, một đơn vị tổ chức mà là do nhiều ngân hàng thương mại, nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng tham gia.

Hoạt động của sàn giao dịch độc lập, không phụ thuộc hoặc hoạt động vì lợi ích của riêng một doanh nghiệp mà chủ yếu là làm dịch vụ, hoàn toàn không có sự cạnh tranh kinh doanh giữa các hội viên, các doanh nghiệp.

Sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ do Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đứng ra thành lập và chịu trách nhiệm, do đó, việc khớp giá ở sàn giao dịch vàng quốc gia, tỷ giá hình thành trên thị trường vàng Việt Nam, giá mua cũng như giá bán sẽ được minh bạch và khách quan nhất.

Sàn giao dịch sẽ có dịch vụ mua bán có kỳ hạn và thực hiện các công cụ phái sinh để phòng ngừa các rủi ro khi thị trường vàng thế giới biến động bất thường.

Trường hợp cần thiết, sàn giao dịch có thể sẽ cấp tín dụng hoặc đáp ứng các nhu cầu vàng vật chất cho nhà đầu tư.

Nhà đầu tư sẽ được tính giá mua, giá bán trên cơ sở khớp giá hàng ngày của nhiều người mua, nhiều người bán, nếu lượng khách giao dịch càng lớn sẽ phản ánh giá mua và giá bán càng khách quan hơn.

Nếu hình thành được sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ hạn chế được lượng giao dịch không chính thức, tránh được những rủi ro không đáng có. Thông qua đó, cơ quan quản lý cũng nắm được lượng cung, cầu của thị trường vàng, cung cầu ngoại tệ liên quan đến vàng cũng như lượng tiền giao dịch trên thị trường vàng một cách chính xác, chủ động hơn, để có những điều tiết kịp thời khi biến động xảy ra.

Ngoài ra, qua sàn giao dịch này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có cơ sở để ban hành các quy chế cần thiết cho việc quản lý thị trường vàng. Để giúp cho hoạt động của sàn giao dịch vàng linh hoạt hơn, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư, Ngân hàng Nhà nước nên ban hành quy chế kinh doanh vàng trên tài khoản. Đây có thể coi là điều kiện tiền đề bởi nếu không có quy chế này thì nghiệp vụ phái sinh để hạn chế rủi ro sẽ không thực hiện được.

Mặt khác, quy chế này ra đời sẽ hạn chế được rất nhiều chi phí cho nhà đầu tư, còn Nhà nước thì có thể huy động được nguồn vốn từ đây để đầu tư cho phát triển, tiết kiệm được ngoại tệ.

Một phần của tài liệu 226 Sử dụng công cụ tín dụng tài trợ đầu tư kinh doanh vàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Xuất nhập khẩu Việt Nam. (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)