Tại Việt Nam nghiệp vụ cho thuê tài chính hay còn gọi là tín dụng thuê mua đã được ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cho áp dụng thí điểm bởi quyết định số 149/QĐ- Ngân hàng ngày 17/5/1995 và vận hành theo Nghị định số 64/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 09/10/1995. Đến ngày 02/05/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính, đã đặt nền tảng cho tín dụng thuê mua ra đời, mang lại một kênh dẫn vốn tiện ích đối với mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong những năm đầu hoạt động, các công ty cho thuê tài chính đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc từ việc thiếu hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam cho đến việc tạo nhận thức cho các doanh nghiệp về cho thuê tài chính để họ có thể tìm thấy sự hỗ trợ về vốn qua công cụ tài chính này. Ngay cả trong hoạt động của mình các công ty cũng gặp nhiều khó khăn và rủi ro do ngành cho thuê tài chính còn quá mới mẻ tại Việt Nam, kinh nghiệm và chuyên môn của đội ngũ nhân viên còn hạn chế.
Từ khi ra đời đến nay, các công ty cho thuê tài chính đã phát triển nhanh chóng cả về quy mô và mạng lưới hoạt động. Cụ thể: đã thực hiện được nhiều nghiệp vụ cho thuê khác nhau, đa dạng hoá các tài sản cho thuê, phương thức cho thuê và đối tượng khách hàng. Trong 11 năm họat động của mình, các công ty cho thuê tài chính đã từng bước phát huy được vai trò quan trọng là hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật.
Không chỉ có thế, tỷ lệ dư nợ quá hạn của các công ty cho thuê tài chính thấp hơn nhiều so với các ngân hàng, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Dư nợ cho
Trang 32
thuê tài chính gia tăng mạnh trong khoảng thời gian 1999-2004. Tỷ trọng dư nợ cho thuê tài chính trong tổng tài sản chiếm đa số và tăng liên tục từ 65% năm 1999 lên 91% năm 2004. Do đó, vị trí các công ty cho thuê tài chính ngày càng quan trọng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.