Cung cầu của thị trường sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng

Một phần của tài liệu 95 Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 38 - 39)

Theo kết quả điều tra của Liên hợp quốc (UN-United Nations) gần đây cho biết: có 45% khách hàng sẽ chuyển sang vay vốn của ngân hàng nước ngoài thay vì của ngân hàng trong nước; 50% chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền, đặc biệt là ngoại tệ, v.v... Do vậy, việc Nhà nước hạn chế chỉ cho các nhà đầu tư nước ngoài mua tối đa 30% tổng số cổ phần của ngân hàng Việt Nam là một trong các giải pháp bảo hộ ngân hàng trong nước.

Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thị trường vốn Việt Nam nhanh chóng trở thành nơi đầu tư hấp dẫn của các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính để huy động trong dân chúng của Việt Nam còn rất lớn vì hiện tại Việt Nam mới chỉ có khoảng 8% dân số có tài khoản tại ngân hàng trên tổng số dân 84 triệu người.

Đến nay cả nước có trên 20 ngân hàng phát hành thẻ thanh toán với khoảng 6,2 triệu thẻ, 4 liên minh thẻ hoạt động với trên 3800 máy ATM. Bên cạnh đó, các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời nhằm đón đầu xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Dịch vụ mở tài khoản cá nhân đang trong xu thế phát triển nhanh chóng. Việc trả lương, bảo hiểm xã hội qua tài khoản vẫn tiếp tục được triển khai và đạt được những thành công nhất định tại một số tỉnh, thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và các địa phương khác cũng bắt đầu triển khai.

Số liệu thống kê của Bộ Công thương cho thấy, tiềm năng rất lớn của mảng dịch vụ bán lẻ. Năm 2010, dân số ở khu vực đô thị sẽ đạt 26 triệu người, chiếm xấp xỉ 30% tổng dân số, trong đó cơ cấu dân số trẻ dưới 30 tuổi đạt 57%, đây là nhóm khách hàng tiềm năng của các ngân hàng, với đặc điểm năng động, có học vấn cao, thích tiêu dùng. Mức thu nhập bình quân đầu người cũng đang gia tăng, đến năm 2010, GDP đạt 1.100 USD/năm. Hiện nay, hệ thống ngân hàng vẫn tập trung chủ

yếu ở khu vực thành thị nhưng mật độ phục vụ còn thấp, đạt trung bình 5-6% và khoảng 22% ở thành phố lớn, trong khi đó tỷ lệ này ở các nước láng giềng là rất cao, khoảng 70-80%.

Từ thập niên 90 của thế kỷ 20, tỷ trọng cho vay của các ngân hàng chiếm khoảng 59% tổng tài sản, và lợi tức sinh ra từ hoạt động cho vay chiếm 65 đến 70% tổng lợi nhuận của ngân hàng. GE cho rằng Việt Nam không chỉ là một thị trường tiềm năng cho kinh doanh mà còn là thị trường lý tưởng để phát triển đào tạo nguồn nhân lực. Việt Nam đã có khá nhiều cải cách và ưu đãi cho đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam nên có một số ưu đãi hấp dẫn hơn so với các nước đang phát triển có bối cảnh kinh tế tương tự. Việt Nam đang ở vị trí và lợi thể rất tốt để đầu tư.

Một phần của tài liệu 95 Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)