Giải pháp về đào tạo

Một phần của tài liệu 77 Phát triển dịch vụ ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SGDII Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 59 - 60)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.1 Giải pháp về đào tạo

Sự phát triển thị trường tài chính ngân hàng đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn, nhất là nguồn nhân lực có kinh nghiệm làm việc và đáp ứng được nhu cầu mới. Do vậy, để đảm bảo cung cấp nhân lực cho thị trường tài chính, khâu đào tạo hiện nay tại các trường đại học cần tích cực chủ động đổi mới chương trình giảng dạy. Mô hình ngân hàng thực hành cần được áp dụng phổ biến ở các trường đại học, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, có cơ hội cọ xát với thực tế để trang bị các kỹ năng làm việc bên cạnh những kiến thức vĩ mô và tổng hợp từ lý thuyết.

Bên cạnh đó, các ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ và chất lượng nhân sự để có cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực tiếp nhận và vận hành công nghệ tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa ngân hàng. Để thực hiện hiệu quả giải pháp này, các ngân hàng phải thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý cùng nhân viên nghiệp vụ theo hướng vừa chuyên sâu vừa tổng hợp, đa năng vì họ là người trực tiếp thực hiện

các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, trực tiếp xử lý các mối quan hệ với khách hàng và quyết định hiệu quả cạnh tranh của ngân hàng. Chương trình đào tạo phải đảm bảo trang bị kiến thức kinh tế thị trường tổng hợp, đặc biệt là kiến thức về marketing cho cấp thừa hành. Đối với cấp quản lý, phải xây dựng thành chuyên gia có tầm quản trị chiến lược, điều hành kinh doanh, đủ khả năng mở đường và hướng dẫn cấp thừa hành làm việc.

Một phần của tài liệu 77 Phát triển dịch vụ ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SGDII Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)