Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG (Trang 34)

3.1.1.1 Vị trí địa lí

Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh cần Thơ để trở thành một tỉnh trực thuộc Trung Ương theo Nghị Định số 22/2003/QH ngày 26/11/2003 của Quốc thuộc Trung Ương theo Nghị Định số 22/2003/QH ngày 26/11/2003 của Quốc thuộc Trung Ương theo Nghị Định số 22/2003/QH ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa 11 và Nghị Định số 05/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ. Tỉnh Hậu Giang là một trong mười ba đơn vị hành chính cấp tỉnh của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nằm tại khu vực trung tâm của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, có vị trí trung gian giữa vùng thượng lưu châu thổ sông Hậu, có vị trí trung gian giữa vùng thượng lưu châu thổ sông Hậu (An Giang, Thành Phố Cần Thơ) với vùng ven biển Đông (Sóc Trăng, Bạc Liêu) và cũng là vùng nằm giữa hệ thống sông Hậu chịu ảnh hưởng triều biển Tây. Với diện tích tự nhiên là 1.608 km2 chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam. Địa hình

của Hậu Giang mang đặc điểm chung của đồng bằng sông Cửu Long là khá bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi.

Hệ thống sông ngòi và kênh rạch của tỉnh rất đa dạng, lượng nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu và lưu chuyển giao thông đường thủy. Nhìn chung, với vị trí địa lí trung tâm của tiểu vùng Tây Nam Sông Hậu. Tỉnh Hậu Giang nằm trong khu vực trung chuyển giao lưu giữa các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang với đo thị trung tâm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là Thành Phố Cần Thơ bằng giao thông thủy bộ. Trong đó, ngoài các tuyến quốc lộ 1A, kênh xáng Xà No đã phát triển, còn các tuyến quốc lộ 61, kênh Nàng Mau. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát huy vị trí của mình trong hướng phát triển chung của các tỉnh tiểu vùng Tây nam sông Hậu phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, dân cưđô thị tương ứng với nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.1.1.2. Về ranh giới hành chính

Phía bắc giáp Thành Phố Cần Thơ, phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang. Tính đến năm 2007, Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, có 67 xã phường và thị trấn bao gồm: Thị xã Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy; huyện Châu Thành; huyện Châu Thành A; huyện Phụng Hiệp; huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ..

Từ trung tâm tỉnh (Thị Xã Vị Thanh) đến các trung tâm lớn khác như sau: Thành Phố Hồ Chí Minh 240 km, Thành Phố Cần Thơ 60 km, Thị Xã Rạch Giá 60 km, Thị Xã Sóc Trăng 90 km, Thị Xã Bạc Liêu 75 km. Ngoài ra, một đô thị quan trọng của tỉnh Hậu Giang nằm trên quốc lộ 1 là Thị Xã Ngã Bảy hiện nay, chỉ cách Thành Phố Cần Thơ 32 km và Thị Xã Sóc Trăng 28 km.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với nền nhiệt độ cao và ổn định, biên nhiệt độ ngày đêm nhỏ, các chế độ quang năng, vũ lượng, bốc hơi, ẩm độ không khí phân hóa thành 2 mùa tương phản: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm 26,7 – 270C lượng mưa trên địa bàn thuộc loại trung bình ởĐồng Bằng Sông Cửu Long trung bình năm ở tỉnh Hậu Giang là

mùa, mùa mưa ẩm độ không khí cao, mùa khô ẩm độ thấp. Số giờ nắng cao, bình quân năm khoảng 2.600 giờ. Ngoài ra, chế độ gió có hai mùa rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam

3.1.1.4. Thủy văn và sinh vật

Tỉnh Hậu Giang có sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Hậu Giang có 3.604,62 ha rừng tràm, hơn 71 loài động vật cạn và 135 loài chim. Hệ thực vật của vùng đất ngập nước ở Hậu Giang rất đa dạng, nhưng chủ yếu là trồng cây lúa và cây ăn trái.

Ngoài ra tỉnh còn có hệ thống các kênh rạch chuyển nước từ sông Hậu về biển Tây và bán đảo Cà Mau theo hướng Đông Bắc – Tây Nam với các kênh chính là kênh xáng Xà No, kênh Nàng Mau, Kênh Cái Côn – Quản Lộ - Phụng Hiệp, hệ thống các kênh song song với sông Hậu đáng kể nhất là trục Bốn Tổng – Một Ngàn. Bún Tàu và hệ thống các sông rach tự nhiên ảnh hưởng triều khác, khiến chế độ thủy văn của tỉnh khá phức tạp, nhất là trong mùa ngập lũ. Hậu Giang nằm trong vùng đồng lũ nửa mở, đồng bằng châu thổ chiếm gần 95% diện tích, có địa hình phẳng, thấp dần theo hướng xa sông với một số vùng trũng cục. Địa bàn được hình thành chủ yếu qua qua trình bồi lắp trầm tích biển và phù sa của Sông Cửu Long trên nền đá cổ với tài nguyên đất đai khá đa dạng chế độ tương đối dễđiều tiết, địa hình bằng phẳng, địa bàn tỉnh Hậu Gang thuận lợi cho việc bố trí hệ thống canh tác nông nghiệp.

Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại. Đặc sản nông nghiệp có: Khóm Cầu Đúc (Vị Thanh), Bưởi Năm Roi (Châu Thành), Cá thát lát mình trắng (Long Mỹ)

Hậu Giang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt (hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi gia súc.

3.1.1.5. Về cơ cấu đất

Theo thống kê đất đai năm 2006, toàn tỉnh Hậu Giang có diện tích đất tự nhiên là: 160.058,69 ha (tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2007 có biến động tăng 04 xã, phường, thị trấn, hiện nay có 67 xã, phường, thị trấn).

Trong đó: đất nông nghiệp: 139.177,3 ha, chiếm 86,95%; đất phi nông nghiệp: 20.185,93 ha, chiếm 12,61% và đất chưa sử dụng: 695,46 ha, chiếm

0,43%. Nếu so sánh với năm 2005, cơ cấu các loại đất như sau: Nhóm đất nông nghiệp giảm 315,81 ha, nhóm đất phi nông nghiệp tăng 387,44 ha và nhóm đất chưa sử dụng giảm 71,63 ha.

Nhìn chung, cơ cấu ba loại đất năm 2006 so với năm 2005 thay đổi chủ yếu là: diện tích đất phi nông nghiệp (tăng 387,44 ha so năm 2005 do tăng đất chuyên dùng như: đất trụ sở, cơ quan; công trình sự nghiệp; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; công trình công cộng; đất quốc phòng, an ninh ....) và diện tích đất nông nghiệp (do giảm 1.044,8 ha đất trồng lúa chuyển sang đất trồng mía theo Quy hoạch vùng mía nguyên liệu cho nhà máy đường Phụng Hiệp).

3.1.2. Các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015 được xác định

a. Tập trung đầu tưđểđạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong thời kỳ 2006 – 2010 là 10 – 11%, 2011 – 2015 là 11 – 12%. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản phẩm GDP bằng 1,5 – 2 lần và đến năm 2015 bằng 2,5 – 3,5 lần so với năm 2005. b. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng công nghiệp và các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP. Đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 45 – 46 %; các ngành dịch vụ 29 – 30%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 24 – 25%. Phấn đấu đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp – xây dựng chiếm 49 – 50%; các ngành dịch vụ 33 – 34%; nông – lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 16 – 17%.

c. GDP bình quân đầu người 12 triệu đồng vào năm 2010, gấp 1,9 lần; 25 triệu đồng vào năm 2015, gấp 4 lần năm 2005.

d. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2010: 300 triệu USD, năm 2015: 500 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu 100 triệu USD. e. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động trên địa bàn thời kỳ 2006 – 2015 là 30.000 tỷ đồng (giai đoạn 2006 – 2010: 14.000 tỷ, giai đoạn 2011 – 2015: 16.000 tỷ), chiếm 35 – 40% GDP.

f. Thu ngân sách phấn đấu đạt từ 15% GDP trở lên vào năm 2015.

g. Giải quyết việc làm hàng năm 18.000 – 20.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 25%, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề 20%. Cơ cấu lao động: Khu vực I chiếm 50%, khu vực II chiếm 20%, khu vực III chiếm 30% tổng số lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân vào năm 2015.

h. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm còn dưới 10% theo tiêu chí hiện tại vào năm 2015.

i. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 20% vào năm 2015. j. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 95% số hộ, trong đó hộ nông thôn đạt 90% vào năm 2015.

k. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch 85% tổng số hộ, trong đó khu vực nông thôn 75% vào năm 2015.

3.2. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP 3.2.1. Điều Kiện Tự Nhiên 3.2.1. Điều Kiện Tự Nhiên

Huyện Phụng Hiệp có diện tích 48.481,05 ha, dân số 205.460 người. Huyện ở phía đông nam tỉnh Hậu Giang. Địa hình bằng phẳng, đất phù sa ngọt ven Sông Hậu, phèn nhẹ ở xa sông. Nhiều kênh rạch, nhận nước từ Sông Hậu: kênh Phụng Hiệp, kênh Xáng chảy qua. Trồng lúa, mía, dừa, cây ăn quả. Chăn nuôi: lợn, vịt, trâu, cá, bò; chế biến đường, xay xát. Quốc lộ 4, tỉnh lộ 31 chạy qua.

Huyện có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng, Tân Bình, Hoà An, Phương Bình, Phương Phú, Hoà Mỹ, Hiệp Hưng, Thạnh Hoà, Bình Thành, Tân Long, Long Thạnh và các thị trấn Cây Dương, Kinh Cùng.

Năm 2005, thị trấn Phụng Hiệp, huyện lị cũ của huyện Phụng Hiệp, được nâng cấp, tách khỏi huyện và trở thành thị xã Tân Hiệp nay là Thị xã Ngã Bảy của tỉnh Hậu Giang.

3.2.2. Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội 3.2.2.1. Đặc điểm Kinh Tế 3.2.2.1. Đặc điểm Kinh Tế

a. Nông – Lâm – Thủy Sản - Trồng trọt:

Năm 2006 toàn huyện xuống giống được 54.326/50.083 ha lúa đạt 108,47% kế hoạch. Năng suất đạt 48,54 tạ/ha, sản lượng 262.390 tấn nguyên nhân chủ yếu là do diện tích tăng làm tăng sản lượng, sâu bệnh không đáng kể nên năng suất tăng hơn năm trước.

Trong đó, diện tích gieo trồng lúa Đông Xuân đạt 23.870 ha so với năm 2005 giảm 0,32% bằng 77 ha, vụ Hè Thu tăng 4,67 % bằng 860 ha. Riêng vụ Thu Đông giảm 2,24% bằng 256 ha..

Cây mía huyện đã chỉ đạo mạnh dạn chuyển đổi diện tích mía ngoài vùng nguyên liệu sang các loại cây khác nên năm 2006 diện tích mía có 7.914 ha tăng 309 ha so với cùng kỳ, trong đó có 1.000 ha giống mới lưu gốc.

Về diện tích cây lâu năm đạt 1.453 ha, so với năm 2005 giảm 0.95% bằng 14 ha chủ yếu là giảm diện tích dừa. - Về chăn nuôi: Bảng 1: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA HUYỆN (2003 – 2006) Đvt: con CHỈ TIÊU NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 Đàn trâu Đàn bò Đàn heo Đàn gia cầm 36 459 38.752 536.560 45 465 40.890 413.680 70 773 37.800 298.280 10 432 47.357 869.066

(Nguồn: Niên Giám Thống Kê huyện Phụng Hiệp năm 2006)

Năm 2006 đàn heo của huyện được 47.357 con tăng 25,28% bằng 9.557 con so với năm 2005.

Vềđàn trâu, bò giảm 52,43% tương đương 401 con so với năm 2005. Về đàn gia cầm có 869.066 con so với cùng kỳ năm 2005 tăng 29,68%. Mặc dù dịch cúm gia cầm đang xảy ra nhưng không ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi trong huyện nên lượng gia cầm tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.

Về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm: Huyện kịp thời chỉ đạo việc theo dõi diễn biến dịch cúm gia cầm trên địa bàn, đã tổ chức tiêm phòng văc xin phòng dịch, kết quả tiêm được gà: 174.748 con, vịt: 726.672 con.

Nhìn chung tình hình chăn nuôi của huyện có tốc độ phát triển chậm và có xu hướng giảm sút qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do giá thức ăn khá cao, chất lượng con giống cũng như vấn đề đầu tư chuồng trại vẫn còn hạn chế. Hơn nữa tình hình dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm vẫn thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn tình hình chăn nuôi chung trong toàn huyện

- Lâm nghiệp:

78,48% tương đương 868 ha. Bên cạnh đó thì diện tích rừng tập trung tăng 10 ha, sản lượng gỗ khai thác tăng 0,11% so với năm 2005.

- Về thủy sản: Sản lượng nuôi trồng năm 2006 tăng 29,10% tương đương 1.758 tấn so với năm 2005. Trong đó chủ yếu là sản lượng cá nuôi tăng 29,29% tương đương 1.764 tấn so với 2005. Tuy nhiên bên cạnh đó thì sản lượng tôm giảm 6,5 tấn tương đương 46,21% so với năm 2005.

b. Về sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh

Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 760.525 triệu đồng đạt 87,42% kế hoạch, tăng 0,5% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân không đạt kế hoach do mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu giảm mạnh do thiếu nguồn liệu cho sản xuất những tháng đầu năm.

Về thủy lợi hoàn thành 25 công trình với tổng chiều dài 30.625 m khối lượng đào đắp được 144.943/106.000 m3 đạt 136,74% kế hoạch. Tổng kinh phí 810 triệu đồng ngân sách, 53 triệu đồng còn lại nhân dân đóng góp.

c. Về thương mại dịch vụ

Tình hình giá cả diễn biến trong năm 2006 phức tạp mía cây đầu vụ tăng nhẹ đến cuối vụ xuống thấp, các mặt hàng còn lại tương đối bình ổn về giá cả. Huyện tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh một số chợ.

Dịch vụ Bưu chính viễn thông từng bước phát triển, tỉ lệ sử dụng điện thoại bình quân 2,7 máy/100 dân (máy cố định), đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, kể cả nông thôn của huyện.

d. Công tác thu ngân sách

Thu ngân sách đạt 144,035 tỷđồng vượt 175,72% kế hoạch.

Huyện tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác thu thuế năm 2006 được 15.496 triệu đồng đạt 112,62% chỉ tiêu pháp lệnh.

3.2.2.2. Đặc điểm xã hội a. Nguồn nhân lực

Năm 2006 dân số toàn huyện là 209.528 người, trong đó nam chiếm 49,32%, còn lại nữ chiếm 50,68%. Dân số tập trung nhiều nhất ở xã Tân Bình 20.203 người, thấp nhất là ở xã Phụng Hiệp 6.624 người.

- Thành thị là 19.320 người chiếm 9,22%. - Nông thôn là 190.208 người chiếm 90,78%.

Bảng 2: DÂN SỐ HUYỆN QUA CÁC NĂM (2003 – 2006)

Đvt: người DÂN SỐ THÀNH THỊ DÂN SỐ NÔNG THÔN NĂM TỔNG DÂN SỐ Số dân Tỷ trọng (%) Số dân Tỷ trọng %) 2003 2004 2005 2006 203.996 205.460 207.609 209.528 18.738 19.073 19.114 19.320 9,19 9,28 9,21 9,22 185.258 186.367 188.495 190.208 90,81 90,72 90,79 90,78

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phụng hiệp 2006)

Mật độ dân cư trung bình là 432 người/km2, cao nhất là ở Thị Trấn kinh Cùng với 893 người/km2, thấp nhất là ở xã Phương Bình 250 người/km2. Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số là 1,188%. Năm 2006, dân số trong độ tuổi lao động của Phụng Hiệp là 128.788 người chiếm 61,47% dân số toàn huyện, dân sốđang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 87,90% tổng số lao động xã hội của huyện. Trong đó:

- Nông – lâm – thủy sản chiếm 84,24%. - Công nghiệp – xây dựng chiếm 7,32%. - Dịch vụ chiếm 8,44%.

b. Một số lĩnh vực xã hội khác

- Huyện được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo kiểm tra công nhận đơn vị đạt chuẩn Quốc Gia về công tác phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2005 đồng thời tổng kết năm học, kết quả: Học sinh mẫu giáo lớn 2.372/2.481 cháu đạt 95,60%; Học sinh đúng 6 tuổi vào lớp 1: 2.821/2.855 em, đạt 99,88% kế hoạch; học sinh tiểu học từ 6 đến 10 tuổi 16.456/14.800 em đạt 111,18% kế hoạch; Học sinh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)