Qua nghiên cứu hai mô hình xây dựng VHDN của Microsoft và Honda, các DN Việt Nam cần lưu ý một số điểm sau:
• Cần tự xây dựng được hệ thống triết lý kinh doanh, quan điểm, chiến lược phát triển lâu dài, cũng như chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển của DN mình, nhằm định hướng cho DN trong dài hạn, xác định nền tảng, gắn kết mọi thành viên lại với nhau.
•Chính sách hướng tới con người: là điểm nổi bật trong chính sách
quản lý của cả hai công ty. Cả hai đều có chính sach riêng hướng tới con người, coi con người là tài nguyên quý giá nhất tạo nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững của DN. Là một công ty tin học tại Mỹ, Microsoft có chủ trương thu hút những nhân tài trẻ tuổi vào làm việc từ các trường học. Giữ chân họ bằng 3 yếu tố: hứng thú, thách thức liên tục và điều kiện làm việc tuyệt hảo. Nhân viên ở đây còn được tự do thể hiện cá tính của mình để họ cảm thấy gắn bó với công ty.
•Coi trọng thông tin phản hồi từ phía nhân viên: công ty khuyến
khích mọi thành viên tham gia bàn bạc công việc chung. Đặc trưng của văn hoá phương Đông là ít trực tiếp, ngại va chạm, ưa dĩ hoà vi quý, điều này có thể làm cho các nhà quản lý khó khăn hơn trong việc thu nhận được những thông tin phản hồi thực chất của họ về những vấn đề trong tổ chức. Và Công ty Honda đã phát triển cách trao đổi thông tin không chính thức, qua các buổi toạ đàm ngoài giờ làm việc, trong các buổi gặp không chính thức ấy nhân viên có thể thoải mái hơn trong việc đề xuất những chính kiến của mình nhằm khuyến khích một cách thực chất sự tham gia của nhân viên vào công việc của tổ chức.
•Dám thách thức với văn hoá truyền thống để nâng cao chất lượng
tuổi trẻ, cho phép đề bạt theo thành tích chứ không phải theo thâm niên nên đã khuyến khích được nhân tài trẻ tuổi tham gia vào công việc. Trong trào lưu phát triển như vũ bão như ngày nay, một trong những điều kiện để một tổ chức tồn tại và phát triển tốt nhất là phải đáp ứng với sự thay đổi của môi trường. Muốn phát triển, muốn phù hợp, đáp ứng được yêu cầu hiện đại, việc thách thức với những thói quen trì trệ cũ, quan điểm cũ là một đòi hỏi của các nhà quản lý trong thời đại hiện nay.
•Bản thân lãnh đạo phải là tấm gương sáng trong công việc: Cả
Bill Gates cùng các cộng sự của ông đều là tấm gương sáng về tinh thần làm việc không biết mệt mỏi và đã biến nó thành nét văn hoá của DN. Hơn nữa, họ đều là những người đi tiên phong trong công việc, đề ra những ý tưởng mới, tạo nên phong cách khác biệt cho công ty, như tinh thần học hỏi, rút kinh nghiệm từ sai lầm của Microsoft, hoặc hiến dâng mình cho việc cung cấp những sản phẩm có hiệu quả cao với giá phải chăng trên phạm vi toàn Thế giới của Honda. Chính tấm gương của họ đã gắn bó nhân viên toàn công ty theo tinh thần chung làm nên một bản sắc văn hoá riêng biệt.
•Biết kết hợp giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: Mặc dù
xuất thân từ những nền văn hoá trái ngược nhau nhưng cả hai công ty đều giống nhau ở chỗ biết kết hợp tinh thần tập thể và sự tôn trọng vai trò của cá nhân nên đã sản sinh ra được những cá nhân đóng góp rất tích cực vào thành công chung của công ty.
•Quyết tâm làm ra những sản phẩm tuyệt hảo. Yếu tố quyết tử làm
nên thành công của một DN là chất lứợng sản phẩm. Chính vì vậy mà cả Microsoft và Honda đều có những cách riêng để tung ra những sản phẩm tốt nhất trong lĩnh vực của mình. Chính tinh thần nỗ lực không mệt mỏi, luôn vươn tới những đỉnh cao mới đã là động lực để họ đạt được những thành tựu này.
•Quan tâm xây dựng lòng tự hào về công ty của các thành viên. ở
cả hai công ty, người lãnh đạo đều quan tâm đến việc tuyên truyền sự hình thành công ty. Gây dựng nên lòng tự hào về công ty trong mỗi thành viên.
công ty đều hết sức tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có cơ hội phát triển năng lực của mình đồng thời được đãi ngộ xứng đáng. Chính vì vậy, mỗi thành viên trong công ty đều rất tự hào được làm một thành viên trong công ty, và hết lòng gắn bó với công ty. Lòng trung thành của nhân viên chính là nội lực quan trọng nhất để công ty có được sự phát triển bền vững.
chương 2