Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền liên quan

Một phần của tài liệu 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam (Trang 71 - 73)

d, Hiệu quả hoạt động kinh doanh

3.3.2.Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền liên quan

- Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

Theo Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng được cấp tín dụng không đảm bảo với mức tối đa là không vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng cho công ty Cho thuê tài chính. Với quy định này, nguồn vốn của công ty cho thuê tài chính sẽ gặp rất nhiều khó khăn , thậm chí không có vốn để hoạt động do các Công ty này đều chưa có mạng lưới huy động vốn, hoạt động chủ yếu dựa trên vốn vay Ngân hàng “ mẹ”. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét sửa đổi lại quy định này

theo hướng tăng tỷ lệ Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho công ty cho thuê tài chính trực thuộc.

Theo Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 25/05/2009, các tổ chức tín dụng không được phép vay vốn các tổ chức tín dụng khác để cho vay lại các tổ chức kinh tế và cá nhân. Như vậy, các Công ty cho thuê tài chính gần như sẽ phải dừng hoạt động vì vốn của các công ty này đều vay từ Ngân hàng “mẹ” hoặc các tổ chức tín dụng khác để cho vay lại. Vì vậy đề nghị NHNN không áp dụng chỉ thị này với Công ty cho thuê tài chính.

- Kiến nghị với Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam

Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam ra đời năm 1996, do các Công ty tài chính tự nguyện thành lập nhằm tập hợp, liên kết các hội viên hợp tác và hỗ trợ nhau có hiệu quả cao trong hoạt động cho thuê tài chính cũng như các hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho các hội viên phát triển bình đẳng. Trong giai đoạn hiện nay, với tình hình kinh tế bắt đầu phục hồi sau suy thoái kinh tế, hoạt động của Hiệp hội cần gắn liền với thực tiễn hơn nữa, tạo điều kiện và cơ hội cho các Công ty cho thuê tài chính nói chung và Công ty CTTC- BIDV nói riêng vượt qua giai đoạn khó khăn và phát triển hơn nữa.

+ Tăng cường công tác quảng bá tuyên truyền

Mặc dù đã xuất hiện trên thị trường tài chính Việt Nam được 13 năm, nhưng hoạt động cho thuê tài chính vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp biết đến. Do vậy, bên cạnh công tác tiếp thị khách hàng thuê của mỗi công ty, Hiệp hội cho thuê tài chính cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, marketing để cho thuê tài chính được phổ biến rộng rãi hơn đến các doanh nghiệp cũng như các cá nhân, thu hút thêm khách hàng sử dụng dịch vụ này.

+ Là cầu nối giữa Cơ quan quản lý nhà nước và các công ty cho thuê tài chính

Hiệp hội Cho thuê tài chính là đơn vị đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các hội viên, là cầu nối giữa các công ty trong Hiệp hội với các cơ quan Nhà nước nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn ngành cho thuê tài chính tại Việt Nam. Do vậy, Hiệp hội cần theo sát tình hình hoạt động của các hội viên, nắm bắt được những khó khăn và đưa ra các giải pháp cũng như có những kiến nghị với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước để tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động của các Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam.

+ Tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính.

Công tác đào tạo nhân lực luôn chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, Hiệp hội cần liên hệ với các tổ chức, các Trung tâm, các Viện ,…tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao nghiệp vụ trong nước cũng như ở nước ngoài cho các cán bộ làm việc tại các Công ty hội viên. Đồng thời, duy trì các cuộc họp và giao lưu giữa các hội viên và với các đơn vị, Ban ngành có liên quan cũng có ý nghĩa thiết thực rất lớn, tạo cơ hội cho các hội viên trao đổi kinh nghiệm, đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Cho thuê tài chính.

Một phần của tài liệu 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam (Trang 71 - 73)