Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 7 Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam (Trang 65 - 67)

Những kết quả mà Công ty cho thuê tài chính-BIDV đã làm được trong công tác quản lý rủi ro có thể kể ra gồm

•Đổi mới cơ cấu tổ chức và quy trình nghiệp vụ

Tháng 11/2008 Công ty đã triên khai mô hình tổ chức mới theo TA2, sắp xếp lại nhân sự các phòng ban, đã và đang ban hành mới, chỉnh sửa các quy trình quy chế để mô hình mới nhanh chóng vận hành có hiệu quả. Chú trọng vào công tác quản lý rủi ro, phòng Thẩm định trước đây chuyển thành phòng Quản lý rủi ro. Công tác thẩm định được làm ở cả phòng Quan hệ khách hàng và phòng Quản lý rủi ro, tạo nên sự phối hợp giữa các phòng ban với nhau. Trong đó Phòng Quản lý rủi ro đóng vai trò chính trong việc tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời Công ty cũng quy định rõ các cấp thẩm quyền phê duyệt cho thuê, trong đó cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cho thuê bao gồm: Phó giám đốc phụ trách quản lý rủi ro, Giám đốc công ty, Hội đồng tín dụng, Hội đồng quản trị.

Cũng trong năm 2008, Công ty đã và đang xây dựng các văn bản mới quy định các quy trình, nghiệp vụ cho thuê để quản lý hoạt động cho thuê tài chính gồm: quy trình cho thuê tài chính, quy trình thẩm định, quy trình kiểm tra nội bộ... theo tiêu chuẩn ISO. Các quy trình này đã góp phần đảm bảo cho việc tác nghiệp của cán bộ được tuân thủ các bước nhằm nâng cao chất lượng, hạn chế một phần rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính.

Công ty cũng đã xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quá trình hoạt động. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin được cải thiện trong việc tạo báo cáo, chiết xuất dữ liệu phục vụ báo cáo nghiệp vụ, quản trị điều hành tại Công ty.

•Xây dựng chính sách cho thuê tài chính phù hợp

Việc xây dựng chính sách cho thuê phải phù hợp với từng thời kỳ, một chính sách hợp lý sẽ đảm bảo cho việc quản lý rủi ro tốt hơn.

- Giới hạn cho thuê: Tổng dư nợ cho thuê đối với khách hàng là doanh nghiệp nhà nước <= 35% tổng dư nợ ngoại ngành. Dư nợ cho thuê tối đa đối với một khách hàng <=30% vốn tự có của Công ty cho thuê tài chính.

- Đầu tư vào một số lĩnh vực chủ yếu: Xác định một số ngành nghề chủ chốt trong hoạt động cho thuê như: vận tải đường thủy, vận tải đường bộ; xây lắp dân dụng và công nghiệp; các công trình thủy điện; dịch vụ du lịch.

- Thiết lập chính sách khách hàng: Bên cạnh việc thận trọng trong lựa chọn khách hàng về điều kiện pháp lý, tình hình tài chính, Công ty có những chính sách khuyến khích những khách hàng lâu năm, khách hàng thực hiện tốt việc trả nợ... Giảm tỷ trọng các doanh nghiệp quốc doanh trong dư nợ cho thuê, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều tiềm năng.

Trong việc lựa chọn khách hàng, Công ty đã xây dựng được hệ thông chấm điểm khách hàng khá toàn diện thông qua các tiêu chí tài chính và phi tài chính. Theo các tiêu chí này sẽ châm điểm đối với từng khách hàng và dựa vào điểm số đạt được sẽ xếp khách hàng vào một trong các nhóm : AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC...

•Phân loại và thu hồi xử lý nợ

- Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đã được Công ty thực hiện đầy đủ theo quyết định 493/QĐ-NHNN.

- Trong giai đoạn 2006-2008, Công ty đã tích cực và quyết liệt trong công tác thu hồi nợ, kết quả là Nợ xấu đã giảm đi rất đáng kể. Đặc biệt năm 2007 là năm Công ty cho thuê tài chính-BIDV thực sự khôi phục và hoàn thành nhiệm vụ “lấy lại phong độ”, tăng cường năng lực tài chính.

Một phần của tài liệu 7 Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w