Bàn phím dùng để nhập dữ liệu từ bên ngoài , tùy thuộc vào người sư dụng muốn hiển thị nội dung như thế nào . điểm khác biệt giữa mạch quang báo chỉ dùng EPROM và mạch quang báo điều khiển bằng Kit Vi xử lí là ở bàn phím vì Kit vi xử lí có thể cho phép người sử dụng thay đổi nội dung cần hiển thị dễ dàng bằng cách nhập trực tiếp từ bàn phím . Chương trình nhận dạng phím do người lập trình tạo ra và được lưu trữ trong ROM .
1 . Yêu cầu :
Khi thiết kế bàn phím phải quan tâm tới các yêu cầu sau : ♦ Có kết cấu cơ khí chắc chắn
♦ Các tiếp điểm phải tiếp xúc tốt , nhạy . ♦ Phải có khả năng chống dội
♦ Phím nhấn phải rõ ràng , gọn nhẹ .
2 . Thiết kế cụ thể :
Từ các yêu cầu trên ta thiết kế bàn phím như sau :
Bàn phím được xây dựng dựa trên cơ sở quét hàng và cột , sử dụng IC 8255A thứ nhất (đã trình bày ở phần trước) để giao tiếp với Vi xử lí .
Port A của IC 8255A thứ nhất sẽ được dùng làm Port quét hàng (nhập dữ liệu), Port C sẽ được thiết kế quét cột (xuất dữ liệu) . Do yêu cầu của mạch nên nhóm thiết kế mạch bao gồm 8 hàng và 7 cột (56 phím) .
Sữ dụng phần mềm để chống dội cho các phím
Bàn phím được xây dựng cho bảng chữ cái tiếng Việt và tiếng Anh , sơ đồ phân bố phím như sau :
Hình 4.4 Chức năng của các phím đặc biệt :
Phím ENTER (RUN): Cho phép chạy dòng thông báo Phím LEFT : Xóa một kí tự bên trái dấu nhắc. Backspace : Chèn một kí tự trắng.
Phím PRO : Cho phép nhập dữ liệu
Hoạt động của bàn phím :
Trạng thái bình thường của Port A (từ PA0 - PA7) là 111111112 nếu Port C xuất ra một giá trị là 00H , lúc này có một phím được nhấn thì một trong 8 đường của Port A xuống mức logic 0. Hoạt động quét như sau : Đầu tiên Port C sẽ xuất ra giá trị là 00H để quét cột, sau đó đọc vào Port A nhằm kiểm tra xem có phím nào được ấn hay không, nếu một phím được nhấn thì một trong 7 đường của Port A sẽ xuống mức 0 lúc này ta chỉ biết được hàng nào có phím ấn mà thôi.
Để xác định chính xác vị trí của phím được ấn thì Port C sẽ xuất dữ liệu để quét cột. Tùy vào giá trị cột nào xuống mức thấp mà ta định được vị trí của phím được ấn.