Điều kiện hiệu lực của thoả thuận trọng tài và thoả thuận trọng tài vô hiệu

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2010 VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA (Trang 51 - 57)

II. Những điểm mới của LTTTMVN 2010 về TTTT 2.1.Khái niệm

2.3.Điều kiện hiệu lực của thoả thuận trọng tài và thoả thuận trọng tài vô hiệu

vô hiệu

Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003

Luật trọng tài thương mại năm 2010

1. Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại Khoản

3 Điều 2 của pháp lệnh này;

(Khoản 3 Điều 2: Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm;

1.Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.

(Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài

1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.)

mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. )

2. Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của

pháp luật;

2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3.Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

4. Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh

chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên

không có thoả thuận bổ sung.

5. Thoả thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của pháp lệnh này;

4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.

6. Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thỏa

thuận trọng tài vô hiệu; thời hiện yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là

sáu tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng

trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của

Pháp lệnh này.

(Điều 30. Xem xét thoả thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng Trọng tài

1. Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng Trọng tài phải xem xét, quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác. Bên khiếu nại đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì được coi là đã rút đơn khiếu nại. Hội đồng Trọng tài tiếp tục xem

5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.

6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xét giải quyết vụ tranh chấp.

2. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng Trọng tài về nội dung nêu tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng Trọng tài, các bên có quyền yêu cầu Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định xem xét lại quyết định của Hội đồng Trọng tài. Bên có yêu cầu phải đồng thời thông báo việc này cho Hội đồng Trọng tài.

Đơn yêu cầu phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

b) Tên và địa chỉ của người viết đơn; c) Nội dung yêu cầu.

Đơn yêu cầu phải kèm theo các bản sao đơn kiện, thoả thuận trọng tài, quyết định của Hội đồng Trọng tài. Các bản sao phải có chứng thực hợp lệ.

Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Toà án giao cho một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao, Thẩm phán phải xem xét, quyết định. Quyết định của Toà án là chung thẩm.

Trong trường hợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của

Hội đồng Trọng tài, vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì Hội đồng Trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp. Nếu không có thoả thuận khác, các bên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra Toà án. Thời hiệu khởi kiện ra Toà án theo quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh này, nhưng không tính thời gian từ ngày nguyên đơn khởi kiện tại Trọng tài đến ngày Toà án ra quyết định quy định tại Điều này.)

2.3.1.Về tranh chấp giữa các bên

Theo Điều 1 Pháp lệnh, “Pháp lệnh này quy định về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại theo sự thỏa thuận của các bên”. Khoản 1 Điều 10 của Pháp lệnh còn quy định là “thỏa thuận trọng tài vô hiệu” khi “tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này”. Như vậy, thỏa thuận Trọng tài có giá trị pháp lý đối với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại.

Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh quy định thế nào là hoạt động thương mại bằng hai phương pháp. Bằng phương pháp liệt kê, Pháp lệnh đã đưa ra một danh sách những hành vi thương mại. Cụ thể, theo Điều khoản này, “hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li- xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ”.

Những hành vi liệt kê ở trên không phải là hoạt động thương mại duy nhất mà các bên có thể đưa tranh chấp ra trước trọng tài. Bởi theo khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh, ngoài những hành vi vừa liệt kê còn có “các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Do vậy, quan điểm mà theo đó “Luật thương mại quy định bao quát hơn” Pháp lệnh về hoạt động thương mại là không thuyết phục. Với cách quy định như trên, chúng ta thấy tất cả những gì quy định trong Luật Thương mại mà không có trong danh sách trên đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh vì đó là “các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật 12.

Ở Luật trọng tài thương mại năm 2010 đã mở rộng hơn và rõ ràng hơn của trường hợp vô hiệu trong tranh chấp, ở PLTTTM 2003 thì các tranh chấp là thuộc hoạt động thương mại, ở LTTTM 2010 thì ngoài các tranh chấp giữa các bên liên quan đến hoạt động thương mại còn có cả tranh chấp khác mà pháp luật quy định giải quyết bằng trọng tài.

2.3.2. Về tính không rõ ràng của thỏa thuận trọng tài

Ở PLTTTM 2003 thì thoả thuận không rõ ràng. Trong thực tế, khi xác lập thoả thuận trọng tài, có thể các bên không rõ ràng về đối tượng tranh chấp hay tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp này, các bên nên bổ sung nếu không thì thoả thuận có nguy cơ bị vô hiệu và Trọng tài không có thẩm quyền xét xử. Bởi lẽ, theo Điều 10, khoản 4, thoả thuận trọng tài vô hiệu khi “thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung”. Pháp lệnh không định nghĩa khi nào là “thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết”. Một vấn đề có thể rõ ràng với người này và không rõ ràng với người khác. Thực ra mà nói thì không có khái niệm nào “không rõ ràng” bằng khái niệm “rõ ràng”. Tất cả phụ thuộc vào những người áp dụng nó. Do đó, ranh giới giữa thỏa thuận trọng tài có giá trị 12 http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/10/10/1806/

pháp lý và thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý là rất mỏng manh. ở đây, nhận thức và chính sách áp dụng pháp luật của Tòa án là rất quan trọng. Xin dẫn một ví dụ minh họa.

Đánh giá của Tòa án. Giữa các bên đã thoả thuận với nhau rằng “Tranh chấp sẽ được giải quyết bởi Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh”. Nhưng theo Tòa án, đây “là một thoả thuận không rõ ràng về tổ chức trọng tài có thẩm quyển giải quyết vụ tranh chấp; và theo đó, nếu như giữa (các bên) không có sự thoả thuận bổ sung để chọn trọng tài như quy định tại Điều 10.4 Pháp lệnh trọng tài thương mại thì phải coi thoả thuận chọn trọng tài tại Điều 7 hợp đồng 73/RK-HNF là thoả thuận trọng tài vô hiệu”.

Ở đây, rõ ràng các bên đã muốn chọn “Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam”, mà ở nước ta chỉ có duy nhất một “Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam”. Tuy nhiên, phần sau của đoạt trên có thêm là “tại TP. Hồ Chí Minh”. Và do vậy, Tòa án đã cho rằng thỏa thuận trên là không “rõ ràng”. Ví dụ cho thấy ranh giới giữa “rõ ràng” và “không rõ ràng” đôi khi là quá mỏng manh. Nếu chúng ta ủng hộ Trọng tài, chúng ta có thể cho rằng đó chỉ là sơ suất về sử dụng từ chứ thực ra ý tưởng của các bên đã rõ ràng là chọn “Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam”. Còn phần sau có thể là nơi xét xử tại TP. Hồ Chí Minh mà nếu các bên có mâu thuẫn về nơi xét xử cũng không làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu 13

Ở LTTTM 2010 đã bỏ điều vô hiệu này vì sự không rõ ràng này gây rất nhiều rắc rối.

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2010 VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA (Trang 51 - 57)