IV. Phương pháp xác lập chiến lược Marketing:
2. Phân tích, dự đoán các khả năng có thể có và những yêu cầu bắt buộc:
Sau khi đã xác định được các mục tiêu trước mắt thì doanh nghiệp bắt đầu vạch ra chiến lược có thể đạt được những mục tiêu đó. Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích các khả năng, các tài nguyên mà doanh nghiệp có cũng như yêu cầu không thể thay thế mà doanh nghiệp phải tính đến. Việc phân tích này dựa trên 2 phương diện:
2.1. Phương diện doanh nghiệp:
Quá trình đề ra các chiến lược trước hết phải tính đến các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp và những yêu cầu bắt buộc này sinh từ trong ra mà chiến lược Marketing phải tính đến.
- Nguồn tài chính mà doanh nghiệp dành cho Marketing.
- Khả năng tăng năng lực hiện có, khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mua bằng sáng chế phát minh của doanh nghiệp.
- Điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm hiện tại hay dự kiến sản xuất trong tương lai.
- Nguồn nhân lực có thể sử dụng về các mặt kiến thức, kinh nghiệm, thời gian có thể sử dụng của cán bộ công nhân viên.
- Những cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp trong tương lai. 2.2. Về phương diện thị trường:
Cần phân tích những yêu cầu bắt buộc về cơ cấu môi trường và thị trường, cũng như những yêu cầu bắt buộc có tính chất pháp luật mà chiến lược Marketing của doanh nghiệp phải tính tới:
- Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: cơ cấu của môi trường và thị trường mà doanh nghiệp cần thích ứng...
- Môi trường pháp lý: những yêu cầu bắt buộc do luật pháp qui định về giá, về chất lượng sản phẩm...
- Dung lượng thị trường, số lượng người tiêu thụ, cơ cấu các kênh phân phối...
- Môi trường văn hoá xã hội: tập quán, thói quen, sở thích, mốt của người tiêu dùng.
- Môi trường cạnh tranh: cơ cấu về cạnh tranh, thế lực của các đối thủ cạnh tranh...