Những ưu điểm

Một phần của tài liệu 29 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại tại TP.HCM (Trang 44 - 45)

Các NHTM đã chọn lọc được một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tương đối phù hợp để đo lường rủi ro của doanh nghiệp.

Cụ thể:

+Về chỉ tiêu tài chính : các NHTM đã chọn được các chỉ tiêu như khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho, nợ phải trả/tổng tài sản, lợi nhuận/tổng tài sản. Đây là các chỉ tiêu đã được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn như Moody và S&P sử dụng trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.

+Về chỉ tiêu phi tài chính : các NHTM đã chọn được các chỉ tiêu như vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, mức độ rủi ro ngành, triển vọng ngành, trình độ và kinh nghiệm ban lãnh đạo doanh nghiệp, khả năng quản trị dòng tiền cho các hoạt động. Đây là các chỉ tiêu định tính rất quan trọng trong đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc lựa chọn các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp cho thấy các NHTM đã có sự chắc lọc căn cứ vào thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan

Chẳng hạn như trong việc chấm điểm quy mô doanh nghiệp, các NHTM căn cứ vào 4 chỉ tiêu là vốn kinh doanh, số người lao động, doanh thu thuần và mức nộp ngân sách. Trong khi đó ở các nước phát triển thường dùng các chỉ tiêu như quy mô tổng tài sản, quy mô doanh thu, giá trị thị trường tổng tài sản và giá trị thị trường vốn chủ sở hữu để đánh giá quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên do thị trường chứng khoán Việt Nam còn chưa phát triển mạnh, các quy định về chế độ kế toán và báo cáo thống kê còn nhiều bất cập,… nên 4 chỉ tiêu mà các NHTM Việt Nam sử dụng để đánh giá quy mô doanh nghiệp là tương đối phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước và các Bộ ngành có liên quan ngày càng quan tâm xây dựng hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để hướng dẫn các NHTM đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Chẳng hạn như Thông tư 17/1998/TTLT-BLĐTB-BTC ngày 31/12/1998 của Bộ tài chính đã đề cập khá cụ thể quá trình phân tích, xếp loại doanh nghiệp làm cơ sở thống nhất cho việc sử dụng kết quả phân tích của nhiều đối tượng có liên quan như ngân hàng, thuế, kiểm toán. Quyết định 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 và gần đây là Quyết định 1253/QĐ-NHNN ngày 21/06/2006 của Thống đốc NHNN đã đề cập khá chi tiết các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để hướng dẫn các NHTM thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.

Các NHTM Việt Nam ngày càng quan tâm đến nâng cao hiệu quả công tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng mình

Có thể thấy trong thời gian qua các NHTMCP đã rất năng động trong hợp tác với các tổ chức quốc tế như IFC, ngân hàng nước ngoài,… trong việc hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của các NHTMCP là nhằm làm tăng độ chính xác trong công tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của ngân hàng mình. Bên cạnh đó thì trong các quyết định cho vay của mình, các NHTM luôn xét đến kết quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để có chính sách khách hàng phù hợp: doanh nghiệp có rủi ro thấp thì sẽ được hưởng mức lãi suất thấp và ngược lại. Điều này cho phép NHTM có một định hướng tốt hơn về rủi ro trong cho vay đối với các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 29 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại tại TP.HCM (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)