Chỉ tiêu phản ánh về sự gia tăng về vốn
Quy mô huy động vốn có phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của NHTM
Xem xét đến quy mô và cơ cấu vốn nhằm đưa ra và thực hiện các biện pháp để gia tăng quy mô, thay đổi cơ cấu vốn một cách có hiệu quả nhất. Không thể đánh giá được là hiệu quả huy động vốn của một Ngân hàng cao nếu việc huy động vốn không đáp ứng đủ nhu cầu về sử dụng vốn cho kế hoạch kinh doanh hay việc sử dụng vốn để dáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Quy mô vốn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số cho vay và hoạt động đầu tư. Nếu lượng vốn huy động không đủ đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của khách hàng hay nhu cầu đầu tư của Ngân hàng, có nghĩa là Ngân hàng đã bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư và cho vay hay nói cách khác Ngân hàng đã bỏ qua một phần thu nhập.Nếu Ngân hàng sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu rư cho vay thì rất đắt đỏ nguyên nhân là do chi phí trả cổ tức thường cao 20% - 30% đẩy chi phí vốn của Ngân hàng lên cao. Mặt khác nếu như nhu cầu sử dụng vốn nhỏ hơn huy động vốn thì xảy ra tình trạng ứ đọng vốn huy động làm tăng chi phí của Ngân hàng. Như vậy, việc quản lí quy mô vốn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả huy động vốn và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Vốn HĐ kỳ báo cáo Tốc độ tăng trưởng vốn huy động =
Vốn HĐ kỳ trước
Đây là chỉ tiêu phản ánh mở rộng về quy mô của vốn huy động đồng thời phản ánh sự thay đổi của nguồn vốn.
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động là việc vốn huy động tăng trưởng qua các thời kỳ. Gia tăng của vốn là điều kiện để Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và ổn định của nguồn vốn. Ngoài ra vốn huy động kỳ sau ≥ kỳ trước hay Tốc độ tăng trưởng vốn ≥ 1 nó phản ánh nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng tăng lên chứng tỏ Ngân hàng đã đạt được hiệu quả sử dụng vốn.
Kỳ hạn vốn
Kỳ hạn danh nghĩa
Kỳ hạn danh nghĩa là kỳ hạn vốn huy động do Ngân hàng công bố. Thờng gắn với một mức lãi suất nhất định theo hướng nguồn có kỳ hạn danh nghĩa càng cao thì lãi suất càng cao.
Việc xác dịnh kỳ hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Kỳ hạn danh nghĩa liên quan đến tính ổn định và vì vậy lien quan tới kỳ hạn sử của sử dụng vốn.
Kỳ hạn thực tế
Kỳ hạn thực tế được các Ngân hàng quan tâm đến nhiều hơn bởi vì “Kỳ hạn thực tế” lien quan chặt chẽ đến kỳ hạn các khoản vay và đầu tư. Kỳ hạn thực tế là thời gian thực tế mà nguồn tiền tồn tại lien tục trong Ngân hàng.
Do nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn huy động là nguồn ngắn hạn trong khi các khoản tín dụng và các khoản đầu tư của Ngân hàng là trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn của Ngân hàng nên Ngân hàng quan tâm và muốn kéo dài các kỳ hạn thực tế của các khoản vay. Một nguồn tiền ngắn hạn có thể tồn tại lien tục trong nhiều năm tức là trở thành một nguồn có kỳ hạn thực tế là trung và dài hạn đièu này được tạo ra từ việc tiếp nối các khoản huy động vốn ngắn hạnh. Ngân hàng thực hiện chuyển hoán các kỳ hạn của nguồn tiền gửi từ ngắn hạn sang trung và dài hạn để làm tăng tính ổn định cho các nguồn vốn huy động.
Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn huy động
Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Vốn HĐ Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn =
Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn phản ánh tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn tương quan đến vốn chủ sở hữu. Phản ánh khả năng huy động vốn và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế.
Tỷ lệ huy động vốn trên tổng nguồn vốn huy động phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu có thể huy động được bao nhiêu đồng vốn huy động. Tỷ lệ này càng cao có nghĩa là nguồn vốn bên ngoài càng cao. Tuy nhiên tỷ lệ này phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng.
Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
TG không kỳ hạn - Tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn = Tổng vốn HĐ Vốn HĐ có kỳ hạn - Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn = Tổng vốn HĐ Vốn huy động có kỳ hạn = Tiền gửi có kỳ hạn + Tiền vay có kỳ hạn
Tỷ trọng từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn ảnh hưởng nguồn vốn huy động.
Mỗi loại nguồn vốn huy động có yêu cầu khác nhau: thời hạn, chi phí huy động, thanh khoản, kỳ hạn hoàn trả… Một sự thay đổi nguồn vốn ảnh hưởng đầu tiên đến chi phí vốn làm gia tăng tỷ trọng Tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn và Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn. Khi tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn tăng thì chi phí giảm. Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn tăng thì chi phí vốn tăng.
Sự thay đổi cơ cấu cho vay hoặc đầu tư cũng kéo theo sự biến động nguồn thu, lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng. Do đó dựa vào chỉ tiêu này có thể điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng phù hợp với nhu cầu và mực tiêu sử dụng vốn của Ngân hàng.
Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu sử dụng vốn
Hệ số dử dụng vốn trong kỳ
Dư nợ cho vay bình quân Hệ số sử dụng vốn trong kỳ =
Nguồn vốn HĐ
Hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng là việc Ngân hàng cho vay bao nhiêu đồng trên một đồng vốn huy động. Hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng cao chi ta thấy doanh thu từ hoạt động sử dụng vốn cao, ngược lại nếu hệ số này thấp cho thấy tình trạng kết đông vốn. Nếu Ngân hàng nằm trong tình trạng kết đông vốn thì phải có biện pháp “giải tỏa” kịp thời và giải pháp được các Ngân hàng lựa chọn là trái phiếu Chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc để làm giảm tình trạng ứ đọng vốn.
Hệ số sử dụng vốn càng tiến gần đến 1 càng tốt, có nghĩa là Ngân hàng khai thác triệt để nguồn vốn huy động (diều kiện đảm bảo là giới hạn an toàn đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dự trữ tanh khoản…
Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn
Dư nợ cho vay ngắn hạn bình quân Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn =
Nguồn vốn HĐ ngắn hạn
Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn
Dư nợ cho vay trung và dài hạn BQ Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn =
Nguồn vốn HĐ trung và dài hạn
Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn và Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn phản ánh mức độ sử dụng vốn ngắn, trung và dài hạn của Ngân hàng. Ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu % vốn ngắn hạn để cho vay Ngắn hạn, sử dụng bao nhiêu % vốn
Mặt khác, Ngân hàng luôn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn trong khi sử dụng vốn là trung và dài hạn. Do đó, để không bỏ lỡ nhu cầu kinh doanh Ngân hàng thường xuyên chuyển hoán nguồn ngắn hạn thành trung và dài hạn. Việc chuyển hoán kỳ hạn này làm duy trỉ ke hở lãi suất, ke hở kỳ hạn dẫn đến rủi ro lãi suất (khi lãi suất thị trường có xu hướng tăng) và rủi ro thanh khoản. Vì vậy, tính toán hợp lý tỷ lệ vốn Ngân hàng cho vay trung và dài hạn nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động và nâng cao doanh thu cho Ngân hàng.
Chỉ tiêu phản ánh chi phí vốn huy động
Để huy động vốn của doanh nghiệp và dân cư, Ngân hàng phải trả lãi. Việ xác định các loại và cơ cấu lãi suất trả cho các nguồn tiền khác nhau nhằm đảm bảo duy trì qui mô và kết cấu nguồn phù hợp với yêu cầu của Ngân hàng. Lãi suất chi trả càng cao thì có thể huy động vầ vay mượn được càng lớn, từ đó mà mở rộng cho vay và đầu tư. Tuy nhiên, lãi suất cao làm gia tăng chi phí của Ngân hàng và nếu doanh thu không tăng kịp chi phí thì lợi nhuận của Ngân hàng giảm tương ứng. Vì vậy, chi phí vốn ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng
Chi phí nguồn huy động
Chi phí huy động = Chi phí trả lãi cho nguồn HĐ + Chi phí HĐ khác
Chi phí trả lãi là chi phí lớn của Ngân hàng ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Quy mô, cơ cấu nguồn trả lãi và lãi suất cá biệt đối với từng nguồn ảnh hưởng đến Thu nhập của Ngân hàng.
Lãi suất huy động bình quân= ∑ tỷ trọng nguồn vốn i * lãi suất nguồn i
Lãi suất huy động bình quân cho ta thấy xu hướng thay đổi lãi suất của nguồn, mức độ thay đổi lãi suất của mỗi nguồn. Lãi suất bình quân đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chênh lệch lãi suất (phản ánh khả năng sinh lời của Ngân hàng).
Thu lãi Chí phí trả lãi Chênh lệch lãi suất bình quân = -
Thông qua chênh lệch lãi suất bình quân ta xác định được chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra, từ đó cho thấy được phần lãi suất Ngân hàng được hưởng. Tỷ lệ này đo được khả năng cạnh tranh trên thị trường của Ngân hàng.
Chênh lệch lãi suất bình quân xu hướng ngày càng giảm do Ngân hàng chuyển sang cạnh tranh với nhau bằng chất lượng dịch vụ thay cho cạnh tran lãi suất.
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn
Khả năng sinh lời của vốn huy động
Lợi nhuận sau thuế Khả năng sinh lời của vốn HĐ =
Vốn HĐ
Khả năng sinh lời của vốn huy động cho thấy 1 đồng vốn huy động đem lại bao nhiêu đồng l lợi nhuận đối với Ngân hàng.
Khả năng sinh lời của vốn huy động càng cao thể hiện hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng càng cao.
Tỷ suất chi phí huy động
Chi phí HĐ vốn
Tỷ suất chi phí HĐ =
Doanh thu
Tỷ suất chi phí huy động là việc tạo ra 1 đồng doanh thu Ngân hàng đã bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Và tỷ suất này càng thấp càng tốt.