Trong những năm tới, Công ty cần tập trung kinh doanh xuất khẩu theo hình thức tự doanh là chính, chú trọng phát triển kinh doanh xuất khẩu TBS nhu một mặt hàng chủ lực. Ngoài việc kinh doanh xuất nhập khẩu ngắn hạn, Công ty phải chú trọng đến việc xây dựng mặt hàng ổn định, lâu dài, gắn với việc xuất khẩu nông sản thô mới qua sơ chế với việc xuất khẩu nông sản thô đã qua sơ chế biến tạo thế đứng lâu dài cho Công ty trên thị trường quốc tế. Điều này rất quan trọng, khi các đầu mối xuất khẩu được Nhà nước mở rộng khai thác mọi khả năng để tìm các hình thức, chiến lược kinh doanh mới như: hợp tác sản xuất, xây dựng các cửa hàng kinh doanh tại nước ngoài mà ở đó có trưng bày những mặt hàng kinh doanh của Công ty…
Động viên có biện pháp cụ thể nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, kiến thức chuyên môn của đội ngủ các bộ công nhân viên, giải quyết tốt các quan hệ tiềm hàng, cũng như xử ký chắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu là những vấn đề phải đặt klên hàng đầu để đảm bảo kinh doanh an toàn va hiệu quả.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Công ty đã có nhiều thay đổi, cải tiến cho phù hợp đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Song trên thực tế, để hoạt động kinh doanh của Công ty được chủ động và hiệu quả hơn thì Công ty cần phải có những sự cải tiến hơn nữa, cụ thể như Công ty cần thiết lập phòng Marketing, nhờ thêm phòng Marketing mà việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, đề ra các chính sách Marketing và tiến hành các hoạt động Marketing sẽ được chú trọng hơn và từ đó đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới, tránh sự trùng lấp về chức năng và kiêm nhiệm quá nhiều công việc của các phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu.
Ngày nay nhãn hiệu của sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng đốt với Công ty, đặc biệt là khi Công ty nhận thấy sản phẩm của mình phải tiến gần người tiêu dùng hơn nữa. Nhãn hiệu là một biểu tượng để người tiêu dung nhìn vào đó là nghĩ ngay tới Công ty. Công ty không thể để cho phía nước ngoài quyết định nhãn hiệu sàn phẩm của mình về lâu dài được.
Phân phối là khâu trung gian quan trọng nối kết người tiêu dung với Công ty kinh doanh xuất khẩu hoặc doanh nghiệp sản xuất. Là một trong bốn giai đoạn của qúa trình sản xuất xã hội: sản xuất – trao đổi – phân phối – tiêu dung. khi thiết lập kênh phân phối Công ty cần phải trả lời các câu hỏi sau:
• Ai là người tổ chức kênh ?
• Có bao nhiêu kênh phân phối được áp dụng vào doanh nghiệp? • Các loại trung gian trong kênh ?
Khi thiết lập kênh phân phối Công ty cần phân tích nhu cầu của ngưồi tiêu dùng xem họ cần gì, dồng thời hạn chế bớt các khâu trung gian thương mại và cố gắng để người tiêu dung có thể mua các sản phẩm được bán trực tiếp từ nhân viên bán hàng của Công ty.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Công ty nên sử dụng kênh phối sau để tăng cường tính năng động trong Công ty.
Sơ đồ: Quy trình kênh phân phối (đề nghị)
Với kênh phân phối này, hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ chủ động và năng động hơn vì thông qua chi nhành của Công ty tại nước ngoài, Công ty theo dõi một cách thường xuyên sự biến động của thị trường nước ngoài đồng thời Công ty chú trọng hơn trong việc tìm kiếm đối tác và người tiêu dùng ngoài nước.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về tình hình thị trường, sản xuất kinh doanh TBS của thế giới và thực trạng thu mua, kinh doanh TBS của Viện Nam cũng như Công ty FOCOCEV, chúng ta thấy rằng TBS hiện nay là một trong những mặt hàng nông sản kinh doanh xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Nó có một vai trò đáng kể trong việc làm tăng nguồn thu ngoại tệ trong nước.
Xét về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu TBS hiện nay của Việt Nam nói chung chung và của Công ty FOCOCEV nói riêng thì vẫn còn thấp vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chưa thể giải quyết nhanh chóng trong một sớm một chiều nhưng trong thời gian tới Công ty sẽ cố gắng tìm ra các giải pháp, chiến lược kinh doanh hữu hiệu để đẩy mạnh hoạt động thu mua và kinh doanh xuất khẩu TBS có hiệu quả cao. Việc nghiên cứu rút ra các giải pháp, chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả thu mua và kinh doanh xuất khẩu TBS là rất cần thiết, vì đối với
Nhà sản xuất cung ứng trong nước Công ty FOCOCEV Chi nhánh nước ngoài Người nhập khẩu nước ngoài Người tiêu dùng cuối cùng
các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu TBS của Việt Nam trong đó có Công ty FOCOCEV, tăng hiệu quả xuất khẩu kinh doanh là tăng được doanh thu, lợi nhuận, tăng nguồn thu. Thêm nữa, nếu các Chiến lược kinh doanh đưa ra giúp Công ty xâm nhập vào các thị trường mới thì đó là đòn bẩy đưa Công ty lên một bước phát triển mới. Nâng cao hiệu quả thu mua va kinh doanh xuất khẩu TBS còn có ý nghĩa là phát huy được tiềm năng, ưu thế của đất nước, góp phần phát triển kinh tế, dần dần đưa Việt Nam vào sự phân công lao động quốc tế, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh trong nước phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Đối với ngành TBS Việt Nam, nếu như các đơn vị sản xuất kinh doanh cùng với Nhà nước quan tâm đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn nữa thì trong tương lai không xa nhất định Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu trong số các nước kinh doanh xuất khẩu TBS trên thế giới.
Do còn hạn chế về thời gian nghiên cứu, tài liệu tổng kết và thống kê chưa nhiều, kinh nghiệm công tác và sự tìm hiểu chưa đầy đủ nên báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Cô giáo Nguyễn thị Thu Hằng để báo cáo này được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh doanh quốc tế - PTS. Đỗ Đức Bình, NXB Giáo dục – 1997
2. Tinh bột sắn – nhiều tác giả, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 2008 3. Niên giám thống kê của Tổng cục thuế - NXB – Thống kê, 2008, 2009 4. Thông tin thị trường năm 2008, 2009, 2010
5. Báo cáo tình hình kinh doanh của Công ty FOCOCEV 6. Văn bản quản lý kinh doanh của Bộ Thương mại.