Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu Đề tài hoàn thiện việc lập và phân tích báo cáo tài chính ở tổng công ty thép việt nam pot (Trang 33 - 36)

II. Các báo cáo tài chính

2. Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình sản xuất, kinh doanh

đã và đang khắc phục chuyển dần đến tình trạng chủ động được các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình.

2. Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình sản xuất, kinh doanh kinh doanh

Mục tiêu của doanh nghiệp là sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đảm boả khả năng sinh lời cao. Vì vậy bên cạnh việc phân tích tình hình tài chính thì các nhà phân tích cũng cần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.Ta có thể đánh giá chung sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua 3 chỉ tiêu sau:

- Tỷ suất lợi tức thuần doanh thu (RP)

- Tỷ suất lợi tức vốn sản xuất (CP)

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Tổng công ty thép Việt Nam năm 1997

Đơn vị tính: 1000đồng

Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 So sánh

Chênh lệch % 1. Doanh thu thuần 5.033.978.800 5.362.181.468 328.202.55

8

6,5

2. Lợi nhuận ròng 102.392.429 171.321.456 68.920.027 67,3 3. Vốn kinh doanh 1.391.256.824 1.469.156.712 77.899.888 5,6 4. Tỷ suất lợi tức thuần

doanh thu (2:1) 0.0203 0,0319 0,0116 57,1 5. Tỷ suất lợi tức vốn sản xuất (2:3) 0,0736 0,1166 0,043 58,4 6. Số lần chu chuyển của tổng số tài sản 3,618 3,670 0,052 1,4

Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng:

- Trong năm 1996, cứ một đồng doanh thu thuần thì đơn vị thu được 0,0203đồng lợi nhuận. Tại thời điểm này tỷ lệ này là quá nhỏ, nguyên nhân là lợi tức quá thấp, do ảnh hưởng của thị trường hàng ngoại nhập lậu. Nhưng sau 1 năm tỷ lệ này đã được cải thiện lại, tăng lên là 0,319 tăng 57,1% do đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất mới, đầu tư thiết bị mới, mặt hàng của đơn vị mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Một phần nữa là do chính sách tín dụng, xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp. Đây là điểm tích cực cần phải phát huy.

- Tỷ suất lợi tức vốn sản xuất cho thấy trong năm 1996 cứ một đồng vốn sản xuất bình quân tạo ra 0,0736 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 1997 đã tăng lên một đồng vốn sản xuất làm ra được 0,1166 đồng lợi nhuận tăng

58,4%. Tốc độ này cho thấy doanh nghiệp đã biết phát huy nguồn vốn, tận dụng những nguồn vốn sẵn có để tạo ra lợi nhuận.

- Trong năm 1996, ta thấy cứ 1 đồng vốn sản xuất thì có thể tạo ra 3,618 đồng doanh thu nhưng đến năm 1997, 1 đồng vốn sản xuất có thể tạo ra 3,670 đồng doanh thu, tăng 1,4% đây cũng phản ánh xu hướng chung là các đơn vị cũng tăng cường đầu tư tiền vốn mình vào trang thiết bị để cạnh tranh trên thị trường.

Như vậy có thể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp trong năm 1997 là cao hơn nhiều so với năm 1996.

So sánh với các kế hoạch đặt ra cho năm 1997 thì thấy các tỷ lệ không những đạt mà còn vượt kế hoạch nhiều.

Một phần của tài liệu Đề tài hoàn thiện việc lập và phân tích báo cáo tài chính ở tổng công ty thép việt nam pot (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)