Về doanh thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: " Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và giải pháp ngành đồ gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 48 - 51)

Số liệu ở phụ lục 08 cho thấy doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp gỗ Bình Dương tăng liên tục qua các năm, trong đĩ kim ngạch xuất khẩu Bình Dương so với cả nước cho đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh

đạt trên 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu chung của tồn ngành, gĩp phần rất lớn trong gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia

Bảng 2.8: So sánh kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Bình Dương so với cả nước

Đơn vị tính: triệu USD

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 294 324 431 567 1.102 1.563 1.904 Bình Dương 53 68 102 135 487,7 679 766 Tỷ lệ Bình Dương/cả nước 18% 21% 24% 24% 44% 43% 40%

Nguồn: Thời Báo kinh tế Việt Nam năm 2006-2007

Về thâm nhập thị trường sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Dương phát triển khá mạnh trên các thị trường như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Singapore, Úc.v.v..(phụ lục 09) trong đĩ thị trường tiềm năng và khĩ tính nhất là Mỹ và Nhật. Với kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia tăng mạnh, thị trường Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm gần như chủ lực của các doanh nghiệp, ở thị trường này địi hỏi các sản phẩm đơn giản nhưng mang nét sáng tạo độc đáo riêng, khơng bị trùng lắp điều này rất phù hợp với sự yêu thích sáng tạo và bàn tay khéo léo của các làng nghề mộc của các doanh nghiệp trong tỉnh.

Sản phẩm rất đa dạng phong phú gồm các mặt hàng nội thất trong nhà (indoor) như bàn, tủ ghế, giường, bộ trang điểm.v.v…và hàng nội thất ngồi trời (outdoor) như giường tắm nắng, ghế ngồi bãi biển … ngồi ra cịn cĩ sản phẩm gỗ kết hợp hàng mây tre, nhơm, inox, đệm làm cho sản phẩm mang sắc thái riêng, sự đa dạng phong phú này là một trong những lợi thế cho các sản phẩm thâm nhập vào thị trường ngày càng đa dạng, khĩ tính và cạnh tranh khốc liệt nhất là sau khi nước ta đã gia nhập WTO.

Về giá bán đối với các sản phẩm từ gỗ cao su thì giá bán thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Theo báo cáo từ hội nghị tổng kết hàng năm của Hiệp Hội gỗ HaWa giá bán FOB sản phẩm từ gỗ cao su của Việt Nam đặc biệt là ở Bình Dương thấp hơn so với các nước khác từ 1USD đến 3USD trên sản phẩm (xem phụ lục 12).

Nguyên nhân chủ yếu là chúng ta cĩ nguồn nguyên liệu tại chỗ từ gỗ cao su khá dồi dào, nếu cĩ thiếu thì nhập khẩu từ Campuchia, rất gần cho nên tiết kiệm khá nhiều chi phí phát sinh hơn so với các nước khác. Ngồi ra cơng nghệ ghép gỗ cao su khá tiên tiến và chuyên nghiệp nên giá thành rẻ hơn nhiều so với các nước.

Ví dụ như sản phẩm ghế kiểu Windsor làm từ gỗ cao su giá bán FOB tại Malaysia tháng 09/2006 từ 29-33 USD (nguồn tạp chí thơng tin thương mại 09/2006) trong khi đĩ giá bán bình quân FOB tại các doanh nghiệp Bình Dương thời điểm này là từ 26-28 USD (nguồn Cục Hải Quan Bình Dương)

* Khĩ khăn

Đại đa số các sản phẩm gỗ đều xuất qua trung gian phân phối lại, các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam nĩi chung và Bình Dương nĩi riêng chưa xây dựng được cho mình một thương hiệu và khơng cĩ kênh phân phối riêng; chính hạn chế này làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Trong các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến gỗ Bình Dương hơn 30% sản phẩm xuất dưới dạng chi tiết bằng gỗ chứ chưa là thành phẩm cho nên giá thành thấp hơn so với thành phẩm rất nhiều. Theo điều tra giá bán tại một số cơng ty gỗ như X-Wood, Yung Sing Lung, GFS, và thống kê của hiệp hội gỗ Hawa nếu một khối tinh sản phẫm hồn chỉnh giá bán cao hơn từ 15% đến 20% một khối tinh sản phẩm ở dạng chi tiết rời. Đây cũng là hạn chế rất lớn làm giảm đi năng lực cạnh tranh của các sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tỉnh.

* Nguyên nhân

Nếu như các doanh nghiệp cĩ thể đứng ra trực tiếp phân phối hàng và hàng hố mang nhãn hiệu riêng của mình sẽ cĩ các lợi thế sau:

+ Giá cả sẽ cao hơn khi bán trực tiếp đến tay người tiêu thụ

+ Thương hiệu được quảng bá dễ dàng mở rộng thị trường, sản lượng ngày càng tăng lên.

+ Chủ động trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh vì tiếp xúc trực tiếp đến tay người tiêu dùng, khơng bị hạn chế bởi các thơng tin phân phối lại.

Chưa xây dựng được thương hiệu riêng, đây cũng là một trong những vấn đề làm cho sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Bình Dương ngày càng kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế bởi rất ít người tiêu dùng trên thế giới biết sản phẩm gỗ mà họ đang sử dụng là kết quả từ bàn tay khéo léo của người Việt Nam. Gia nhập WTO thị trường mở cửa rộng khắp tồn cầu, cạnh tranh khốc liệt hơn, nếu như khơng xây dựng được thương hiệu xem như các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam khơng hề cĩ mặt trên thị trường, họ chỉ là gia cơng sản xuất chế biến đứng phía sau những nhà phân phối lớn, những nhà xuất khẩu đồ gỗ nổi tiếng và làm cho họ ngày càng lớn mạnh hơn, nổi tiếng hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: " Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và giải pháp ngành đồ gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)