Thực trạng và tác động của FDI vào ViệtNam giai đoạn 2002-

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2010 (Trang 28 - 43)

2.3.1 Thực trạng

 Năm 2002 được ghi nhận là năm có số vốn đăng ký thấp, nhưng số dự án cao nhất hay quy mô vốn / dự án là thấp nhất. Theo tổng cục thống kê:

2002 2003

Số dự án 808 791

Vốn đăng kí (triệu đô la Mỹ)

Tổng số vốn thực hiện (triệu đô la Mỹ)

2591,0 2650,0

 Trong khi đó, theo các nguồn số liệu khác, tổng số vốn thực hiện (triệu đô la Mỹ) của FDI 2002-2003: 2002 2003 UNCTAD 1.200 1.450 ADB 1.400 1.450 IMF 1.400 1.450 World Bank 1.400 1.450

 Dễ thấy rằng, trong khi các tổ chức nước ngoài đưa ra các kết quả khá giống nhau, thì Tổng cục Thống kê lại đưa ra con số cao hơn nhiều, thậm chí có khi hơn 1,5 lần. Sự khác biệt này lâu nay vẫn được thừa nhận một cách đương nhiên, tuy nhiên gần đây, một học giả nước ngoài đã dày công nghiên cứu và đưa ra những kết luận đáng chú ý. Ông là TS. Curt Nestor, hiện đang là một chuyên gia nghiên cứu và là giảng viên của Khoa Nhân học và Địa lý kinh tế của Trường Đại học Tổng hợp Goteborg (Thụy Điển).

 Theo giải thích của Curt Nestor, các số liệu báo cáo về đầu tư nước ngoài của các tổ chức nước ngoài rất trùng khớp, nếu không muốn nói là thường giống hệt nhau, bởi vì các số liệu này được lấy từ cùng một nguồn. Về mặt lý thuyết, các tổ chức này định nghĩa về FDI dựa trên khái niệm về cán cân thanh toán. Theo đó, dòng vốn FDI là nguồn tài chính do nhà đầu tư cấp trực tiếp cho công ty con và bao gồm ba thành phần chính là: vốn cổ phần, khoản tái đầu tư và các khoản vay từ công ty mẹ. Trong khi đó, các nguồn tài chính khác như vốn góp và các khoản tái đầu tư của một công ty trong nước trong trường hợp dự án đó là liên doanh, hoặc các khoản vay thương mại từ các ngân hàng trong và ngoài nước không được coi là FDI. Còn ở trong nước, Tổng cục Thống kê đưa ra các số liệu FDI dựa trên cách tính bao gồm tất cả các nguồn vốn của một dự án đầu tư nước ngoài, nghĩa là bao gồm cả vốn cổ phần, các khoản tái

đầu tư bao gồm phần góp vốn của đối tác trong nước trong công ty liên doanh và tất cả các khoản vay, kể cả từ công ty mẹ và các khoản vay thương mại từ ngân hàng trong và ngoài nước.

 Trong giai đoạn 2001-2003, FDI thực sự đổ vào Việt- Nam tăng 100 triệu Mỹ kim mỗi năm và đạt tới mức 1.2 tỉ Mỹ kim trong năm 2003, nhưng vẫn thua xa con số 2.1 tỉ Mỹ kim của năm 1997 (8). Sự hồi phục này một phần nhờ vào sự cải thiện môi trường đầu tư tại Việt- Nam và sự khôi phục kinh tế của các nước Đông Á. Hiệp Định Phát Triển Đầu Tư Việt-Nhật ký kết vào cuối năm 2003 sẽ gia tăng đầu tư của Nhật Bản vào Việt- Nam trong những năm tới.

*Tình hình FDI cụ thể tại Tp.HCM: DỰ ÁN FDI CẤP PHÉP VÀO TP HCM

Nguồn: Niên giám Thống kê TP.HCM 2002, 2003

Năm 2002 Năm 2003 Số dự án Vốn đầu tư (ngàn USD) Số dự án Vốn đầu tư (ngàn USD) Tổng số 223 314.041 201 303.591 1. Theo hình thức Liên doanh 45 58.864 26 25.236 Hợp tác kinh doanh 4 4.000 5 17.010 100% vốn nước ngoài 174 251.177 170 261.345 2. Theo ngành Công nghiệp 160 191.662 116 130.952 Xây dựng 5 6.250 5 1.800 Thương nghiệp, KS, NH 2 2.670 4 2.350

Vận tải, bưu điện 13 10.111 11 10.334

Kinh doanh BĐS 35 16.182 47 18.903

Ngành khác 8 87.166 18 139.252

3. Theo nước đầu tư

Mỹ 17 61.478 12 10.615

Như vậy, FDI của Mỹ đầu tư vào TP HCM năm 2003 có giảm đi cả về số dự án lẫn vốn đầu tư, và so với các dự án trong các tỉnh còn lại, quy mô dự án FDI của Mỹ vào TP HCM khá nhỏ. Sau thời kỳ đầu vào VN thông qua thăm dò từ TP

HCM, các nhà đầu tư Mỹ đã tìm thấy ở các địa phương khác sự thuận lợi hơn về quỹ đất đai, về thủ tục đầu tư, cũng như những ưu đãi lớn hơn trong đầu tư.

 Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng của nước ta, kể từ những năm đầu đổi mới, đã có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam và chú trọng đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp của đất nước. Đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản tính đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký là 4,47 tỷ USD. Trong 62 vùng lãnh thổ có các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam, Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 sau Singapore và Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng lại đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào hoạt động (3,7 tỷ USD). Tuy nhiên, đến cuối năm 2003, Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ 5 trong các lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam, với số vốn là 78 triệu USD, giảm 35% cùng kỳ năm 2002. Đứng trước tình hình trên, hai nước đã quyết định ký kết vào Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11 năm 2003 và vào tháng 12 năm 2003 tiếp tục thoả thuận Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. Từ đây đã tạo đà cho quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai bên và đem lại nhiều kết quả tốt đẹp, số vốn đầu tư đã tăng lên với nhiều dự án hơn so với năm 2003.

2.3.2 Tác động

 FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này dường như được thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách với ba lý do chính:

 FDI góp phần vào tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo tính toán của Tổng cục Thuế, năm 2002, khu vực FDI đóng góp khoảng 480 triệu USD vào ngân sách Nhà nước, tăng 4,2 lần so với năm 1994.

 FDI là 1 nguồn vốn quan trọng bổ sung vốn đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế: đóng góp của khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài trong GDP năm 2002 là 13.8 % và tăng lên trong năm 2003 là 14.5 %.

 FDI tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động ... Tác động này được xem là các tác động tràn về năng suất của FDI, góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Đầu tư nước ngoài tiếp tục giúp phát triển kỹ nghệ chế biến và dịch vụ. Trong năm 2003 Việt Nam đã xuất cảng xe đạp và phụ tùng trị giá 155 triệu Mỹ kim, tăng 24.7% so với năm 2002, và có triển vọng tăng gấp đôi và đạt được 300 triệu Mỹ kim trong năm 2004. Ngoài ra còn có xe gắn máy, đồ điện và điện tử, ráp xe hơi, giầy dép và quần áo. Trong khu vực dịch vụ, kỹ nghệ du lịch, ngân hàng và bảo hiểm sẽ tiếp tục phát triển thêm. Trong năm 2003 khoảng 212,000 du khách Nhật đến Việt- Nam. Con số này sẽ có thể tăng gấp đôi trong năm 2004. Một dự án xây dựng khu nghỉ mát 1 tỉ Mỹ kim ở Phan Thiết đang được cứu xét.

 Khả năng thu hút FDI có tầm quan trọng vì nhiều lý do. Lý do ít quan trọng nhất là FDI cung cấp vốn . Việt Nam có nhiều vốn hơn nhiều người nghĩ. Lý do quan trọng hơn là FDI mang lại các mối liên hệ về công nghệ, quản lý và tiếp thị. FDI có thể chảy vào nhiều lĩnh vực, ví dụ, xuất khẩu, thay thế nhập khẩu và các dịch vụ nội địa như du lịch, bất động sản hay thương mại. Trong quá khứ, phần lớn FDI tại Việt Nam được dùng để sản xuất thay thế nhập khẩu với chi phí tương đối cao (hãy so sánh xe gắn máy Honda giá 2000 USD so với xe Trung Quốc chỉ có 500 USD), mặc dù có một số dự án FDI là trong lĩnh vực dầu khí hay xuất khẩu công nghiệp chế biến. FDI chi phí cao làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trừ khi doanh nghiệp có khả năng hạ thấp chi phí một cách nhanh chóng. FDI hướng về xuất khẩu thường hiệu quả, và có thể giúp hình thành .cụm. các nhà cung cấp nội địa, từ đó nâng cao hơn nữa lợi thế cạnh tranh, ít nhất là khi chính sách trong nước cho phép các

doanh nghiệp nội địa tăng trưởng. Một phần FDI thay thế nhập khẩu cũng đem lại hiệu quả, và có tác động tương tự như FDI hướng về xuất khẩu. Nếu gia nhập WTO thì Việt Nam rất có thể trở thành một nơi quan trọng trong việc thu hút FDI hướng về xuất khẩu. Nhận định của các nhà đầu tư lớn cho thấy lao động Việt Nam học hỏi nhanh, có năng suất cao và chi phí thấp. Ở đâu có môi trường quản lý nhà nước hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp thì họ đầu tư nhiều vào nơi đó. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 52% kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2003. So với cùng kỳ năm 2002, kim ngạch xuất khẩu không kể dầu thô của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 45% so với tốc độ 20% của các doanh nghiệp trong nước. Rõ ràng, đây là một nguồn tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng và việc làm nhanh chóng. Điều quan trọng là thậm chí với vị trí tương đối thấp trong các xếp hạng về khả năng cạnh tranh, nhưng Việt Nam vẫn thu hút được một lượng đáng kể FDI. Điều này có thể là do sự khác biệt quá lớn giữa các tỉnh trong cách đối xử với nhà đầu tư cho nên Việt Nam không cần cách xếp hạng của quốc gia mà cần xếp hạng theo tỉnh. Nếu tất cả các địa phương ở Việt Nam đều đạt mức FDI thực hiện như tỉnh Bình Dương trong năm 2002, thì đầu tư đã có thể vượt 26 tỉ USD! Tất nhiên điều này là không thực tế. Nhưng rõ ràng có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba mức FDI hiện tại nếu hội đủ điều kiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI ngày càng tăng và nhanh chóng cân bằng với giá trị xuất khẩu của khu vực trong nước. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng liên tục qua các năm 2002 (chiếm 47%) và đến năm 2003 là 50%, cân bằng với khu vực trong nước. Theo dự kiến, khu vực này sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn nữa và vươn lên thành khu vực chính trong xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam.

Tác động của FDI Nhật Bản đến năng lực công nghệ Việt Nam 2002-2003:

 Nhật Bản là một trong những nước có những dự án đầu tư tích cực tại Việt Nam ngay từ những giai đoạn đầu đất nước đổi mới. Doanh nghiệp Nhật Bản

đã mang lại cho chúng ta những hiểu biết rất mới về khoa học công nghệ hiện đại trong khu vực cũng như trên thế giới. Nhờ những đối tác như Nhật Bản, chúng ta mới được tiếp thu và ứng dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến trong điều kiện đất nước vẫn còn nhiều khó khăn và lạc hậu. Đây là một đất nước được cả thế giới biết đến với cường quốc về khoa học công nghệ và Việt Nam lại là tiềm năng về các nguồn lực như lao động, nguyên vật liệu, chính trị... nên việc đầu tư đem lại nhiều kỳ vọng cho cả hai bên. Hàng loạt doanh nghiệp của Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam và nhanh chóng tạo dựng tên tuổi cũng như tạo uy tín cao cho người dân Việt Nam như Sony, Toshiba, Honda, Suzuki, Toyota... Từ đó, sản phẩm của các doanh nghiệp này cũng tạo nên sự tin tưởng với các bạn hàng ở các nước khác và góp phần không nhỏ trong mục tiêu xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến của Việt Nam. Khu vực kinh tế FDI đã đóng góp cho Việt Nam sản lượng cộng nghiệp chiếm tỷ trọng cao, tập trung chủ yếu là hàng hoá phục vụ xuất khẩu: năm 2002, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 35%. Đóng góp của FDI trong sản lượng công nghiệp tăng lên đáng kể từ năm 2000, trước đó, vào những năm 90, tỷ trọng đóng góp chỉ khoảng 20% nhưng từ năm 2000, tỷ lệ này đã tăng lên 40% và năm 2002-2003 đã tăng lên hơn 50%. Điều này càng khẳng định một cách rõ ràng khu vực FDI với tiềm năng về vốn và kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là tạo dựng nền sản xuất với những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, nâng cao năng lực công nghệ. Đồng thời, FDI còn đóng góp tới 11% (năm 2000) và 13% (năm 2003), giá trị đóng góp vào GDP tăng lên liên tục và càng ngày càng có xu hướng tăng. Những thành quả trên đã minh chứng cho sự đúng đắn của các nước như Nhật Bản quyết định đầu tư vào Việt Nam đồng thời mang lại cho chúng ta một vấn đề cần giải quyết đó là làm sao để ngày càng có nhiều những đối tác như Nhật Bản đầu tư vào nước ta? Làm thế nào để một nước có công nghệ cao sẵn sàng bỏ vốn sản xuất kinh doanh ở Việt Nam mà không hề do dự? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố vi

mô và vĩ mô và cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp, các cấp, các ngành luôn chú ý để giải quyết.

 Đào tạo là một vấn đề luôn được quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển một đất nước hay một doanh nghiệp vì điều này gắn liền với nguồn nhân lực - một trong những yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Với sự phát triển chung của khoa học kỹ thuật, trình độ của người lao động cũng đặt ra yêu cầu tương ứng với sự phát triển đó. Muốn tiến hành nhập hay chuyển giao những dây chuyền thiết bị hiện đại đòi hỏi chúng ta phải có đội ngũ chuyên viên, kỹ sư có thể điều chỉnh và vận hành chúng. Đứng trước những đòi hỏi tất yếu đó, các doanh nghiệp FDI Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam không chỉ quan tâm tới việc đưa các máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất mà còn không ngừng chú trọng tới việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong từng doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao dần trình độ chuyên môn chung cho người lao động ngành công nghiệp Việt Nam.

 Bên cạnh việc quan tâm tới trang bị kiến thức cho bộ phận kỹ thuật sản xuất, Toyota Việt Nam không ngừng quan tâm phát triển toàn diện đội ngũ nhân viên trong công ty bao gồm các bộ phận khác như bộ phận bán hàng, bộ phận văn phòng. Hàng năm trong công ty đều diễn ra những Hội thi kỹ thuật viên, kỹ năng bán hàng và kỹ năng sử dụng điện thoại cho tất cả các Đại lý và các trạm dịch vụ uỷ quyền của Toyota trên toàn quốc nhằm nâng cao năng lực của mỗi cá nhân cũng như khả năng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Những Hội thi như vậy sẽ tạo động lực quyết tâm và đòi hỏi mỗi người đều phải nỗ lực, phấn đấu hết sức trong công việc, tự trau dồi bản thân để có thành tích cao hơn. Động lực này còn lên cao hơn nữa sau khi những người thắng cuộc sẽ được dự thi Hội thi tay nghề kỹ thuật viên Toyota Châu Á để khẳng định tên tuổi của mình đồng thời đem vinh quang về cho Tổ quốc. Thực tế cho thấy với trí tuệ thông minh và sự năng động, sáng tạo, các kỹ thuật viên của Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2010 (Trang 28 - 43)