Ngày 10/10/2007, VN-Index đạt mức 1.104 điểm. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tái lập ngưỡng 1.170 được xác lập vào ngày 12/03/2007. Nhưng không ai ngờ rằng, phía trước chỗ họ đang đứng lại là một vực sâu. Sau hai tuần giằng co ở mức 1.100 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu trượt dốc từ ngày 25/10/2007 và liên tụcxuyên thủng các ngưỡng hỗ trợ để lập ra những đáy mới của thị trường, lúc này chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam đã thay đổi 180O với những thành tựu đã tạo lập nên của một năm trước đó và đến ngày 24/02/2009, chỉ số VN-Index xuống mốc 234 điểm. Đây là mức điểm thấp nhất của chỉ số này trong gần 48 tháng kể từ ngày 01/03/2005. Lúc này, các nhà đầu tư cảm thấy hụt hẫng và bàng hoàng trước sự sụt giảm quá nhanh và quá mạnh của thị trường.
Năm 2007, hầu hết mọi người điều rất vui mừng trước thành công của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Những con số kỷ lục liên tục được phá vỡ khiến ai ai cũng cảm thấy phấn khởi và vui mừng. Cuối năm, các cơ quan nhà nước, báo chí trích dẫn những con số FDI khổng lồ như một thành tích đáng tự hào. Nhưng chính quy mô quá lớn của dòng vốn ngoại khiến các khiếm khuyết và khuyết điểm của hệ thống tài chính Việt Nam bộc lộ và tổn thương. Với hơn 6.5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp và hơn 5.6 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp thì dòng vốn ngoại đã chiếm hơn 10% GDP của Việt Nam trong năm 2007. Đấy là chưa kể đến 5 tỷ USD kiều hối mà các kiều bào chuyển về Việt Nam để đầu tư nhất là đầu tư vào lĩnh vực bất động sản thì một quốc gia có nền kinh tế còn quá khiêm tốn như Việt Nam với GDP chỉ khoảng 72 tỷ USD thì không thể hấp thụ nổi lượng vốn đầu tư to lớn trên. Hiện tượng dư thừa ngoại tệ đã gây nên những áp lực đối với cơ quan điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Chỉ tính riêng trong 06 tháng đầu năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã phải bỏ ra hơn 112.000 tỷ đồng để mua vào 7 tỷ USD nhằm mục đích duy trùy tỷ giá hối đoái trên thị trường.
Một ngịch lý là trong khi một lượng vốn khổng lồ được bơm vào lưu thông thì Ngân hàng Nhà nước lại chậm trễ trong việc thực thi các chính sách vô hiệu hóa khiến lạm phát trong nền kinh tế tăng vọt. Vào cuối năm 2007, lạm phát ở Việt Nam đã vượt qua mốc hai con số đạt mức 12,63%/năm. Trong 03 tháng đầu năm 2008, trước tình trạng dòng vốn ngoại tiếp tục được đổ vào thị trường Việt Nam trong khi lạm phát lại không có dấu hiệu suy giảm (trong quý I/2008, lạm phát tiếp tục tăng lên 19,39% so với cùng kỳ năm 2007) đã đẩy Ngân hàng Nhà nước rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, nên tiếp tục mua vào ngay dừng mua ngoại tệ !?!. Nếu tiếp tục mua vào ngoại tệ thì sẽ đẩy lạm phát tăng cao hơn nữa; còn ngược lại, nếu dừng lại không mua, VND sẽ tăng giá, ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu. Tình thế lưỡng nan này đã buộc Ngân hàng Nhà nước bỏ chức năng người mua cuối cùng vào cuối tháng 02 năm 2008 khiến VND tăng giá so với USD.
Tình hình càng tồi tệ hơn khi đây cũng chính là thời điểm kinh tế thế giới đang xảy ra các cơn sốt về giá. Giá dầu, giá vàng, giá phôi thép, phân bón … đều tăng
mạnh kéo theo sự tăng giá các hàng hóa trong nước. Lạm phát đã trở thành một thách thức, một bài toán khó đối với chính phủ Việt Nam trong giai đoạn này. Để thực hiện kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã phải thay đổi trong chính sách điều hành bằng cách chuyển từ chính sách tiền tệ, tài khóa mở rộng sang thắt chặt như cắt giảm đầu tư công, tăng lãi suất cơ bản và hút tiền về thông qua các công cụ tài chính, thực hiện mua ngoại tệ với khối lượng nhỏ giọt…Nhưng khó khăn không dừng lại ở đó, từ tháng 3/2008 những con số thâm hụt thương mại khổng lồ đã khiến cho tình hình bị đảo ngược hoàn toàn. Lượng ngoại tệ dư thừa trước đây nay chuyển sang tình trạng khan hiếm. Tỷ giá liên tục gia tăng khiến VND ngày càng mất giá. Lúc này, thâm hụt thương mại của Việt Nam đã lên đến 17% GDP, thâm hụt ngân sách là 5% GDP và thị trường địa ốc đóng băng có thể sẽ đẩy Việt Nam vào cuộc suy thoái cán cân thanh toán giống Thái Lan năm 1997.
Trước những biến động to lớncủa tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, thị trường chứng khoán Việt Nam đã sụt giảm mạnh mẽ trước hàng loạt các chính sách của Chính phủ như: rút ra 20.300 tỷ đồng thông qua tín phiếu bắt buộc vào ngày 17/03/2008; liên tục tăng lãi suất cơ bản để hút tiền trong lưu thông và hạn chế cho vay bằng việc khống chế mức tăng trưởng tín dụng không vượt quá 30% đối với các Ngân hàng…Luồng tiền đột nhiên bị sụt giảm nhanh chóng đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trở nên vô cùng khó khăn, vốn khả dụng của nền kinh tế cũng trở nên cạn kiệt… Lúc này ai có tiền mặt trong tay là “vua” nên đã khiến các nhà đầu tư phải liên tục phải bán tháo cổ phiếu đẩy giá chứng khoán rớt thê thảm và phong trào chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các Doanh nghiệp được tôn vinh thay cho phong trào chi trả cổ tức bằng cổ phiếu như trước đây.
Tuy nhiên, nguyên nhân không hoàn toàn đến từ những yếu tố vĩ mô của nền kinh tế mà còn phát sinh từ chính những bất ổn trong nội tại của thị trường. Chính làn sóng đầu cơ đã tạo nên những bong bóng trên thị trường chứng khoán và lạm phát là viên thuốc nổ làm nổ tung quả bóng đó. Thị trường càng đi xuống, càng làm cho các nguồn lực bán tháo và “cắt lỗ” càng diễn ra mạnh mẽ đẩy giá chứng khoán xuống sâu và nhanh chóng hơn.
Đến tháng 05/2008, do thị trường giảm mạnh, nhiều hợp đồng cầm cố buộc phải tiến hành giải chấp vì nhiều nhà đầu tư không có tiền để thanh toán. Chính áp lực áp lực giải chấp từ các hợp đồng cầm cố và repo cổ phiếu của các công ty chứng khoán và ngân hàng là lực đẩy khịến thị trường suy giảm mạnh và nhanh chóng trong thời gian vừa qua. Rất ít các nhà đầu tư mới muốn tham gia thị trường trong lúc này, các nhà đầu tư cũ thì hầu như đã không còn nguồn để mua mới, lượng cầu cổ phiếu thì yếu ớt trong khi áp lực bán mỗi ngày một tăng thêm đã làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam chìm sâu trong sắc đỏ. VN-Index liên tục rơi từ đáy này xuống đáy khác thấp hơn trước.
Trước tình trạng lao dốc của thị trường chứng khoán, Chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp can thiệp nhằm cứu vãn tình thế như: hạ biên độ giao dịch chứng khoán xuống còn 1% tại HOSE và 2% tại HASTC hay chính sách kích cầu và giảm cung chứng khoán bằng việc cho phép Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mua vào cổ phiếu, được giao dịch trên nhiều tài khoản…nhưng vẫn không mang lại hiệu quả.
Trong lúc thị trường chứng khoán Việt Nam còn đang ngổn ngang, rối rắm thì vào 09/2008 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lại bắt đầu khai hỏa bằng sự sụp đổ của hàng loạt các định chế tài chính lớn của Mỹ như: Bear Stearn, Lehman Brothers, Merrill Lynch… đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo và sụt giảm. Thị trường chứng khoán Việt Nam lúc này vốn đã suy yếu lại gặp phải cơn bão nhấn thị trường chìm sâu hơn.
Chỉ tính riêng trong năm 2008, chỉ số VN-Index đã mất đi gần 70% giá trị và trở thành thị trường tồi tệ nhất Châu Á. Quy mô của thị trường bị “teo nhỏ” chỉ còn khoảng gần 10 tỷ USD. Trên thị trường sơ cấp, hoạt động huy động vốn trở nên khó khăn, nhiều đợt IPO của các Tổng Công ty như Sabeco,Habeco… tỏ ra thất bại và đặt ra nhiều thách thức cho mục tiêu cổ phần hóa của các Doanh nghiệp Nhà nước. Các Công ty chứng khoán thì thua lỗ, nhiều công ty còn đứng bên bờ vực phá sản mặc dù so với năm 2007, số lượng các công ty chứng khoán đã tăng từ 78 lên 102 trong năm 2008.
Bước sang năm 2009, tình hình trên thị trường chứng khoán Việt Nam so với năm 2008 vẫn chưa tươi sáng hơn là bao. Đến 24/02/2009, thị trường chính thức chạm đáy 234 điểm để rồi bật mạnh hồi phục lại mức 501.48 điểm vào ngày 08/06/2009. Trong giai đoạn hồi phục này, Vn-Index đã liên tục tạo ra nhiều yếu tố bất ngờ, thú vị khi khối lượng và giá trị giao dịch liên tục thiết lập nhữngkỷ lục mới và giữ ở mức cao trong khoản thời gian dài.Tính đến thời điểm hiện nay, Vn-Index vẫn trong giai đoạn tích lũy và dao động trong mức 450 - 650 điểm, tính thanh khoản vẫn ở mức cao với giá trị giao dịch bình quân trên 2.000 tỷ đồng/phiên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Sơ lược qua 3 giai đoạn phát triển của thị trường, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng tâm lý thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính nhữngyếu tốvề tâm lý hành vi đã tạo ramộtlực đẩy cực mạnhnâng thị trường tăng nhanh,tăng mạnhvà lên cao trong thời gian ngắn và cũng chính nó là lực kéo ghìm thị trường xuống sâu một cách nhanh chóng.
Những nhân tố hành vi chi phối đến tâm lý thị trường chứng khoán Việt Nam thì có nhiều, nhưng thông thường, là sự góp mặt của các nhân tố: hành vi bầy đàn, mua bán theo phong trào, sự lạc quan và bi quan quá mức trước các thông tin thị trường, bám vào những kinh nghiệm, những tình huống điển hình trong quá khứ để đánh giá thị trường hay sự quá tự tin về bản thân khi nhận định đúng về một sự việc đơn lẻ nào đó nhưng lại vô cùng ác cảm với những khoản lỗ một khi phạm phải sai lầm, thiếu sót và một tâm lý tiếc nuối, lo âu khi mua không được cổ phiếu lúc thị trường tăng điểm và bán không được cổ phiếu khi thị trường giảm điểm…Chương tiếp theo của đề tài sẽ tiến hành phân tích sự tác động của các nhân tố hành vi này đến quyết định của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thông qua bảng câu hỏi khảo sát và chương trình xử lý dữ liệu SPSS.
CHƯƠNG 3
KHẢO SÁT SỰ TÁC ĐỘNG CÁC NHÂN TỐ HÀNH VI
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN
TRÊN TTCK THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH