Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam - chi nhánh thăng long (Trang 32 - 33)

* Đào tạo cán bộ.

Có nhiều hình thức đào tạo cán bộ đó là đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn, tập huấn nghiệp vụ hàng năm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhất là cán bộ tín dụng. Vì những cán bộ này là người thay mặt Ngân hàng xem xét phân tích khách hàng, phân tích dự án, phương án để quyết định cho vay.

* Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng với mục đích làm cho cán bộ tín dụng làm việc với năng suất, chất lượng hiệu quả và tinh thần trách nhiệm cao, có trách nhiệm từ khi cho vay đến khi hết nợ.

* Bố trí sắp xếp và sử dụng cán bộ tín dụng một cách hợp lý.

Bố trí cán bộ tín dụng phải có trình độ, có kinh nghiệm thực tế, phải năng động sáng tạo có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu kinh doanh đạt ra. Với một khối lượng công việc lớn, số lượng khách hàng đông, địa bàn rộng, khó khăn đòi hỏi phải có đủ cán bộ để đảm đương công việc, tỷ lệ cán bộ tín dụng phải được bố trí lên 50% số cán bộ công nhân viên.

* Quy định thời gian cán bộ đi cơ sở chiếm 2/3 thời gian làm việc trong tháng.

Để nắm bắt tình hình đơn vị huy động vốn, kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu lãi, thu nợ và xử lý kịp thời khi có các vấn đề xảy ra có nguy cơ dẫn đến rủi ro vốn Ngân hàng.

* Áp dụng chế độ giao khoán công việc cho cán bộ tín dụng với một số chỉ tiêu chủ yếu.

Chế độ khoán được áp dụng từng quý phù hợp với mục tiêu của ngân hàng. Kết thúc quý, tiến hành quyết toán kết quả khoán làm cơ sở cho việc chi lương. Việc áp dụng chế độ khoán đến cán bộ tín dụng là cơ sở để động viên cán bộ làm việc với năng suất, chất lượng cao vì người lao động biết trước được mình sẽ có được thu nhập là bao nhiêu nếu hoàn thành nhiệm vụ.

Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày về thẩm định dự án đầu tư thông qua các tiểu giáo viên hoặc các hợp đồng ký với các trường đại học như Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, các trung tâm đào tạo của ngành Ngân hàng.

* Thực hiện đổi địa bàn tín dụng 2 năm 1 lần.

Nhằm phòng ngừa hiện tượng cán bộ cửa quyền hoặc thông đồng với khách hàng, nhằm phát hiện những sai sót qua công tác bàn giao.

* Quan tâm chú trọng phong trào thi đua.

Sự phối hợp với chuyên môn và công đoàn nhằm động viên cán bộ nhân viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, có tổng kết và đánh giá khen thưởng kịp thời.

* Hàng năm tổ chức hội thi cán bộ tín dụng giỏi.

Từ các Phòng giao dịch đến các Chi nhánh cấp II, nội dung thi là các kiến thức, thể lệ chế độ về công tác tín dụng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, của các bộ ngành có liên quan đến công tác tín dụng. Qua tổ chức hội thi giúp cho cán bộ nắm bắt chế độ tốt hơn, có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn giúp cho việc hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Đây cũng là cơ sơ để có quy hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực tín dụng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam - chi nhánh thăng long (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w