Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Tình hình thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 62 - 64)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

2.2.2.Nguyên nhân chủ quan

2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định ít được tiếp xúc với các kênh thông tin chuẩn, hệ thống lưu trữ số liệu của Chi nhánh Đông Đô không hiện đại. Hồ sơ dự án và kết quả thẩm định không được lưu trữ. Sự phối kết hợp trao đổi thông tin, tư vấn của Chi nhánh Đông Đô với các đơn vị khác trong nghành hầu như không có. Năng lực sử dụng thành thạo vi tính của một bộ phận cán bộ thẩm định còn chưa ổn.

Thứ hai, phần mềm thẩm định còn chưa hỗ trợ được nhiều cho công viêc. Xu hướng ngày nay yêu cầu việc thẩm định cần được tiêu chuẩn hoá thông qua việc áp dụng hệ thống phần mềm trong phân tích chuyên nghành, trong quản lý và dự báo. Chi nhánh Đông Đô trong tương lai cần cáp dụng hơn nữa những ứng dụng khoa học vào công tác thẩm định.

Thứ ba, ngân hàng khi tiến hành thẩm định dự án đã quá coi trọng vào thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố, thời gian trả vốn vay mà không thẩm định kỹ các nội dung tài chính dự án cũng như hiệu quả tài chính của dự án. Nhiều trường hợp ngân hàng không căn cứ vào hiệu quả tài chính của dự án mà căn cứ vào thời gian trả nợ, mối quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng cũng như thế mạnh của người bảo lãnh. Đây cũng chính là lý do khiến cho khách hàng trong cho vay trung, dài hạn của Chi nhánh Đông Đô chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, khách hàng truyền thống khu vực kinh tế tư nhân chưa được coi trọng.

Thứ tư, hệ thống tổ chức, quản lý điều hành thẩm định tài chính dự án còn nhiều yếu kém. Mặc dù Chi nhánh Đông Đô đã thành lập phòng thẩm định riêng nhưng do mới thành lập số lượng cán bộ còn ít nên chưa thực sự phát huy được

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

hiệu quả. Hơn nữa dù quá trình thẩm định được tiến hành thông qua sự kết hợp giữa nhiều phòng chức năng nhưng sự phối hợp giữa các phòng đôi khi còn chưa đồng bộ, thống nhất nên chưa phát huy được hiệu quả.

Thứ năm, Cần phải nâng cao hơn nữa trình độ của cán bộ phòng để có thể theo kịp được yêu cầu của công việc.

Nói tóm lại, để công tác thẩm định tại Chi nhánh Đông Đô được trở lên có hiệu quả hơn thì phải có những biện pháp kịp thời để khắc phục những hạn chế và tồn đọng ở trên.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chương II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

Một phần của tài liệu Tình hình thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 62 - 64)