Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 91)

II. Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo Việt Nam.

4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư.

4.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo Việt Nam.

Giáo dục – đào tạo giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phồn vinh của một đất nước chính vì vậy đòi hỏi trong hoạt động đầu tư cần có sự định hướng và quản lý tốt của các cơ quan chức năng.

Trước hết Bộ GD – ĐT cung với các ban ngành, các nhóm lợi ích có liên quan cung ngồi lại để có thể xác định những chính sách phù hợp cũng như chiến lược và quy hoạch phù hợp nhằm phát triển ngành giáo dục – đào tạo phù hợp với thực tế và sự phát triển của thời đại. Đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo cũng phải tuân theo những chiến lược và quy hoạch. Các nhà quản lý vĩ mô cần làm tốt hơn công tác quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở quy mô và nhu cầu phát triển giáo dục trên từng địa bàn, xác định rõ mục tiêu ưu tiên đầu tư.

Nhà nước cũng cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý các dự án phát triển giáo dục đào tạo có sử dụng vốn NSNN, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tiến độ thực hiện, kiểm tra công tác đấu thầu, dự toán, quyết toán vốn đầu tư. Có những quy định công khai và chi tiết về những khoản thu, chi chính thức trong các trường học.

Thực hiện phân cấp trong quản lý giáo dục – đào tạo nói chung và hoạt động đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo nói riêng. Quy định rõ chức năng cũng như nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Bộ GD – ĐT, chức năng của các Bộ, Ngành có liên quan. NSNN phân bổ nguồn vốn cho địa phương và từng cơ sở. Các đơn vị này sẽ có trách nhiệm bố trí vốn đối ứng và thực hiện cũng như tự chịu trách nhiệm theo đúng những mục tiêu vĩ mô đã đề ra.

Tiếp tục xây dựng, tăng cường nền nếp, kỷ cương, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào các cơ quan giáo dục và nhà trường.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w