20042005 2006 Số tiền Tốc độ
4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ
Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh việc cho vay, các hình thức bảo lãnh, mua bán nợ, nhận cầm cố các chứng từ có giá, bất động sản…cũng làm cho dư nợ của ngân hàng tăng lên. Tuy nhiên, Ngân hàng hoạt động trên địa bàn huyện nên hình thức đầu tư bị giới hạn vì vậy dư nợ của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh tăng chủ yếu từ việc cho vay tăng qua các năm.
.4.2.3.1. Dư nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 10: DƯ NỢ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 so với 2004Chênh lệch 2006 so với 2005Chênh lệch
2004 2005 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. DNTN và công ty TNHH 9.500 12.200 13.800 2.700 28,4 1.600 13,1 2. Cá thể, hộ gia đình 43.830 51.189 68.242 7.359 16,8 17.053 33,3 Tổng cộng 53.330 63.389 82.042 10.059 18,9 18.653 29,4
Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh
Nhìn chung, dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh tăng trưởng ổn định qua 3 năm 2004-2006. Cụ thể, Năm 2005 dư nợ là 63.389 triệu đồng tăng 10.059 triệu đồng tức tăng 19% so với năm 2004. Sang năm 2006 là 82.042 triệu đồng tăng 18.653 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 29% so với năm 2005. Sự tăng trưởng
này cho thấy trong thời gian qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng mở rộng.
Qua bảng số liệu ta thấy trong những năm qua chi nhánh tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng do hạn chế về số lượng khách hàng, phần lớn cho vay đối với các doanh nghiệp có qui mô vốn nhỏ, mục đích vay chủ yếu là bổ sung vốn kinh doanh nên đối tượng này thường trả nợ trước hạn để giảm tiền lãi. Vì vậy, dư nợ năm sau có cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng càng về sau càng giảm.
Đối với cá thể, hộ gia đình: Dư nợ của đối tượng này liên tục tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Dư nợ năm 2005 đạt 51.189 triệu đồng tăng gần 17%, đến năm 2006 là 68.242 triệu đồng tức tăng 33%. Hầu hết cá thể, hộ nông dân vay số tiền thấp do vậy lãi ít, mặt khác đối tượng này không có thu nhập hàng ngày vì vậy mà sau một vụ mùa hay chu kỳ sản xuất thì họ mới có tiền trả Ngân hàng nên thường đến hạn họ mới trả làm cho dư nợ tăng qua các năm.