Tình hình phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn -Yên Bái (Trang 26 - 30)

Sự phát triển du lịch qua các thời kỳ: Trong vòng thời gian 10 năm qua du lịch của huyện chưa thực sự phát triển so với tiềm năng hiện có, ngành du lịch hoạt động còn mang tính tự phát, chưa có sự chủ động, hoạt động đơn thuần, kết hợp tham quan ,công tác ... chủ yếu là khách du lịch trong nước, chưa có chương trình tua du lịch, sản phẩm du lịch cụ thể, chưa mang lại dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách. Nguồn thu thì không đáng kể. Đầu năm 2005 tỉnh Yên Bái phối hợp đăng cai tổ chức năm „Du lịch về cội nguồn“ của 3 tỉnh : Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của các tỉnh tây bắc. Huyện Văn Chấn đã tổ chức thực hiện theo chương trình đạt hiệu quả tại 14 điểm khách đến, bước đầu tạo điểm nhấn quan trọng trong hoạt động du lịch tại địa phương, đã ddược tỉnh đánh giá cao gồm các loại hình du lịch mang tính văn hoá như: Du lịch lễ hội, du lịch văn hoá ẩm thực, du lịch sinh thái ... qua đó đã giới thiệu các sản phẩm du lịch, một số tuyến đã được đưa vào chương trình du lịch của tỉnh như: Tua du lịch Yên Bái - Suối Giàng - Nghĩa Lộ ; tua du lịch Yên bái - Suối Giàng - Nghĩa Lộ - bản Thái cổ. Tạo cơ hội thuận lợi, ấn tượng để giao lưu hợp tác, đầu tư, tạo bước đột phá cho du lịch của huyện .

- Đánh giá chung về loại hình du lịch hiện nay: Các điểm du lịch phần lớn ở dạng tiềm năng, hoặc đã khai thác nhưng chưa hiệu quả. Việc đưa điểm du lịch tuyến du lịch gặp nhiều khó khăn bởi thiếu đồng bộ, chưa phát huy được lợi thế về các sản phẩm đặc trưng, khách đến chỉ đơn thuần là tham quan chưa có các hoạt động khác, thiếu cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí ... Các tuyến du lịch đã tạo được sự chú ý của các hãng lữ hành nhưng số lượng đến chưa nhiều, mặt dù cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc... tại các điểm đến tương đối thuận lợi .

- Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có tác động đến du lịch: Ngoài các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành du lịch thì cơ sở hạ tầng cũng góp phần quan trọng đến du lịch. Hiện nay chưa dáp ứng đầy đủ và hiệu quả như: đường giao thông, khu giải trí, nghỉ ngơi...số lượng nhà nghỉ, khách sạn còn ít, chất lượng đầu tư chưa cao. Theo thống kê toàn huyện có 3 nhà nghỉ, nhà khách với khoảng 30 phòng, chủ yếu chất lượng bình dân và trung bình.

- Đánh giá các hoạt động cụ thể : Thu hút khách tham gia du lịch là yếu tố quan trọng trong hoạt động du lịch, đặc biệt là các hoạt động marketing du lịch thông qua sở thương mại - du lịch giới thiệu cho du khách biết, hiểu về điểm du lịch, tua du lịch cần đến và các sản phẩm du lịch của huyện. Hoạt động du lịch hiệu quả phải đảm bảo thu hút được khách thường xuyên liên tục,kinh doanh thể hiện trên số phòng, buồng luôn được khách hàng nghỉ và lựa chọn. Do loại hình kinh doanh còn mới nên hoạt động du lịch vẫn chỉ tự phát, du khách kết hợp công tác tham quan. Vì vậy thời gian du khách lưu trú cũng hạn chế. Khách sạn nhà nghỉ còn thiếu, điều kiện phục vụ nhu cầu của khách hàng còn thấp, điểm đén còn khá mới mẻ đối với khách, hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện .

- Những mặt đạt được và các cơ hội phát triển: Thông qua du lịch chúng ta đã giới thiệu quảng bá, phát tờ rơi, kêu gọi đầu tư xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch, tạo cơ hội phát triển kinh tế tại địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần xoá đói giảm nghèo. Khơi dậy các tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi, văn hoá dân tộc... kết hợp hài hoà vơi tham quan du lịch nhằm duy trì bảo tồn các bản sắc dân tộc như:“ tuần lễ hương về cội nguồn „ năm 2005 do huyện tổ chức tại 14 điểm du lịch, lễ hội từ ngày 17- 23/2/2005 được đông đảo quần chúng nhân đân ủng hộ, được tỉnh đánh giá cao, tạo khởi đầu tốt về hoạt động du lịch theo định hướng phát triển chung của tỉnh.

- Những khó khăn và thách thức: Khó khăn bước đầu là đầu tư huy động vốn xây dựng các khu du lịch tại một số điểm du lịch có tiềm năng như: khu du lịch sinh thái tắm suối nước nóng chữa bệnh tại bản Bon xã Sơn A, bản Hốc xã Sơn Thịnh. Tham quan, giải trí, khám phá du lịch chủ yếu phục vụ du khách trong nước, xuất phát khởi điểm chậm, sự cạnh tranh giữa các điểm du lịch có cùng loại hình du lịch ngày càng lớn nên hoạt động thu hút khách sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Do nhận thức và hành động của con người trong quá trình tham gia, tác động tới du lịch còn tồn tại, ảnh hưởng đến môi trường du lịch và du khách. Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước hạn hẹp, tiến độ khoa học công nghệ lạc hậu, kinh nghiệm kinh doanh du lịch mới mẻ, hạ tầng cơ sở con thiếu thốn.

- Du lịch của tỉnh : du lịch tỉnh Yên Bái bước đầu được quan tâm cảu các bộ ngành trung ương, tỉnh đang tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, đểhình thành một ssó khu, tuyến, điểm du lịch sinh thái, văn hoá lễ hội. Đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Năm 2001, toàn tỉnh có 18 sở lưu trú, đón và phục vụ được 61 ngàn lượt khách, doanh thu đạt 12 tỷ đồng; năm 2004 có 41 cơ sở lưu trú, đón và phục vụ 105 ngàn lượt người doanh thu đạt 26 tỷ đồng. Hiện nay toàn tỉnh có 45 cơ sở lưu

trú, tăng 2,5 lần so với năm 2001, trong đó có 4 cơ sở đạt 2 sao, 3 cơ sở đạt 1 sao, quy mô 700 phòng với 1.330 giường nghỉ, có gần 400 trăm lao động phục vụ trong lĩnh vực khách sạn nhà nghỉ. Mục tiêu năm 2005 ngành du lịch tỉnh yên bái đón và phục vụ 130 ngàn lượt khách, tăng 2,1 lần so với năm 2001 trong khách quốc tế là 11.000 lượt, khách nội địa là 119.000 lượt, doanh thu đạt 32,5 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với năm 2001. Đã hoàn chỉnh dự án quy hoạch chi tiết khu du lịch Tân Hương hồ Thác Bà và đang triển khai xây dựng. Khu du lịch trung tâm này co quy mô 206 ha gồm 5 khu chức năng chính : khu đón tiếp, khu thương mại dịch vụ công cộng, khu nghi sinh thái, khu vui chơi giải trí, khu thể thao sân gôn. Tổng vốn đầu tư cho khu du lịch này là 1.300 tỷ đồng. Ngoài ra còn hai dự án khu du lịch đang được gấp rút thực hiện đó là : Dự án xây dựng làng nghề dệt thổ cẩm tại xã Nghĩa An - Nghĩa Lộ ; dự án làng nghề tranh đá quý xã Tân Lĩnh - Lục Yên. Hai dự án làng nghề gắn với du lịch đang được triển khai xây dựng theo hướng nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhân dân địa phương tham gia đầu tư các cơ sở sản xuất kinh doanh tại cụm làng nghề để có sản phẩm phục vụ khách du lịch.Tỉnh yên bái đã khảo sát quy hoạch khu du lịch sinh thái Suối Giàng ( Văn Chấn) và khu du lịch lịch sử sinh thái nam Trấn Yên. Đặc biệt năm 2005, ba tỉnh : Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai đã phối hợp tổ chức thành công chương trình du lịch về cội nguồn, để gây ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh đất nước con người yên bái với du khách trong và ngoài nước. Tập trung tuyên truyền quảng bá cho hoạt động du lịch thông qua chương trình truyền hình trung ương và địa phương, xây dựng các ấn phẩm giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái, bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tổ chức lớp đào tạo về nghiệp vụ khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, đại học du lịch chuẩn bị nguồn nhân lợc có trình độ phục vụ lâu dài.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn -Yên Bái (Trang 26 - 30)