Đặc điểm mặt hàng nhập khẩu ở Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị điện ở Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68 (Trang 26 - 29)

I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP 68

5.Đặc điểm mặt hàng nhập khẩu ở Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68

5.1. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều đổi khác, sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang được triển khai khá tốt, thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, do đó, nhu cầu đối với tất cả các loại hàng hoá luôn biến đổi. Trước tình hình này, Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68 đã thường xuyên thay đổi, bổ sung vào cơ cấu mặt hàng nhập khẩu để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường trong nước, phù hợp với phương

hướng kinh doanh của công ty. Điều này được thể hiện khá rõ qua bảng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty từ năm 2005 đến năm 2007

Bảng 3: Kim ngạch nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng từ năm 2005 - 2007 Đơn vị: Đô la Mỹ (USD)

TT Tên hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

KNNK TT% KNNK TT% KNNK TT%

I. Thiết bị thành phẩm 1.550.265 83,00 1.863.786 75,87 2.075.413 86,83

1 Máy cắt các loại 399.585 21,39 520.533 21,19 531.584 24,24

2 Cầu dao các loại 172.408 9,23 229.192 9,33 226.353 9,47

3 Biến điện áp các loại 130.734 7,00 170.002 6,92 171.617 7,18 4 Biến dòng điện các loại 145.628 7,80 180.552 7,35 190.500 7,97 5 Chống sét van các loại 95.200 5,10 121.106 4,93 122.618 5,13 6 Rơ le bảo vệ các loại 128.762 6,89 169.008 6,88 168.749 7,06

7 Tủ trung thế 188.000 10,07 231.648 9,43 244.041 10,21

8 Cáp lực&cáp điều khiển 92.800 4,97 148.619 6,05 143.891 6,02

9 Thiết bị đo đếm 79.458 4,25 107.349 4,37 99.433 4,16 10 Phụ kiện cáp 75.282 4,03 120.123 4,89 104.930 4,39 11 MCCB/MCB 42.408 2,27 70.502 2,87 71.697 3,0 II Nguyên vật liệu 317.389 17,00 592.714 24,13 314.800 13,17 12 Tôn 182.648 9,78 238.527 9,71 190.739 7,98 13 Nhựa composit 134.741 7,21 149.355 6,08 124.061 5,19 Tổng cộng 1.867.654 100 2.456.500 100 2.390.213 100 Nguồn: Các mặt hàng nhập khẩu từ 2005-2007

Qua bảng cơ cấu hàng nhập khẩu của công ty ta có thể thấy:

Thiết bị thành phẩm là loại mặt hàng nhập khẩu chính của công ty, chiếm tỷ trọng cao (trên 80%), nguyên vật liệu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 20%). Trong việc nhập khẩu thiết bị thành phẩm thì mặt hàng nhập khẩu chính của công ty là các loại máy cắt, cầu dao, và tủ trung thế.

Các loại cáp điện là mặt hàng truyền thống được đưa vào kinh doanh từ năm 1995 cùng với sự ra đời của công ty. Vài ba năm đầu tiên khi mới bước vào kinh doanh loại sản phẩm này công ty chủ yếu bán ở trong nước vì thị trường nước ngoài chưa biết đến. Mặt khác, tiềm lực công ty còn hạn chế, chủng loại mẫu mã còn nghèo nàn, chưa đủ sức xâm nhập thị trường quốc tế. Nhưng mấy

năm gần đây, Cáp điện đang là một trong những mặt hàng có chất lượng cạnh tranh ngang hàng với các hãng có uy tín. Do vậy Cáp điện của công ty đã được rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến, tuy nhiên số lượng tiêu thụ và doanh thu mặt hàng Cáp so với tổng doanh thu còn thấp hơn nhiều so với các mặt hàng khác của công ty. Hơn nữa thị trường tiêu thụ mặt hàng này mới chỉ đạt đến mức độ tiêu thụ ở một số thị trường trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh... Tỷ lệ doanh thu Cáp điện giảm dần qua các năm điều đó chứng tỏ công ty đang dần thay thế mặt hàng kinh doanh của mình bằng những loại mặt hàng khác có doanh thu và lợi nhuận cao hơn.

Tủ bảng điện Hạ thế và thiết bị Trung thế là mặt hàng mới của công ty được công ty đưa vào mặt hàng kinh doanh năm 1999. Tuy là mặt hàng mới nhưng sản phẩm này đã nhanh chóng trở thành mặt hàng chủ lực của công ty và thu về cho công ty một doanh thu rất lớn chiếm 80% tổng doanh thu.

Qua bảng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chứng tỏ công ty đã có được định hướng, có bước đi đúng đắn trong việc xác định mặt hàng nhập khẩu chiến lược. Tuy nhiên để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công ty vẫn phải nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước để mở rộng số lượng mặt hàng, tăng số mặt hàng chiến lược để góp phần ổn định và phát triển hơn nữa hoạt động nhập khẩu của mình.

5.2. Thị trường nhập khẩu của công ty

Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68 không ngừng đẩy mạnh kinh doanh cố gắng tạo uy thế trên thị trường, ngày càng mở rộng thêm được thị trường nhập khẩu, thị trường tiêu thụ, phát triển được thêm nhiều bạn hàng trong và ngoài nước. Nếu trước đây thị trường nhập khẩu của công ty chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ thì hiện tại thị trường của công ty đã được mở rộng sang cả các quốc gia có nền công nghiệp phát triển rất mạnh như Nhật Bản, EU, Mỹ...

Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường từ năm 2005-2007

Đơn vị: Đô la Mỹ (USD) ST

T

KNNK TT% KNNK TT% KNNK TT% 1 EU 655.173 35,08 889.007 36,19 891.789 37,31 2 Bắc Âu 340.287 18,22 492.528 20,05 494.774 20,70 3 Hàn Quốc 124.014 6,64 144.443 5,88 146.998 6,15 4 Nhật Bản 98.798 5,29 112.263 4,57 87.482 3,66 5 Mỹ 81.427 4,36 93.838 3,82 83.657 3,50 6 Indonesia 102.347 5,48 122.088 4,97 144.130 6,03 7 Malaysia 101.228 5,42 126.018 5,13 119.510 5,00 8 Đài Loan 115.982 6,21 165.077 6,72 100.628 4,21 9 Ấn Độ 248.398 13,30 311.238 12,67 321.245 13,44 Tổng cộng 1.867.654 100 2.456.500 100 2.390.213 100

Nguồn: Báo cáo tình hình nhập khẩu từ 2005-2007 Qua bảng trên ta thấy EU và các nước Bắc Âu là những thị trường nhập khẩu chính của công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Đây là những thị trường có khả năng cung cấp các loại thiết bị điện có chất lượng cao. Bên cạnh đó thì Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Đài Loan lại cung cấp những thiết bị có tính năng sử dụng phù hợp với môi trường Việt Nam, giá cả hợp lý. Các quốc gia khu vực Bắc Âu thì lại có quan hệ thương mại và ngoại giao tương đối tốt đối với Việt Nam, do đó đây cũng là thị trường cần khai thác của công ty để tận dụng tốt được lợi thế này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị điện ở Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68 (Trang 26 - 29)