1.Giải pháp về kinh tế
Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng giải pháp kinh tế thực tế là dùng đòn bẩy kinh tế kết hợp với kích thích lợi ích vật chất và rằng buộc trách nhiệm vật chất đối với người lao động. Trong đó giải pháp quan trọng nhất là dùng đòn bẩy tiền lương, tiền thưởng. Trước đây vấn đề này chủ yếu phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra còn vấn đề chất lượng sản phẩm bị coi nhẹ gây ra tỷ lệ phế phẩm cao. Vì vậy, công tác tiền lương, tiền thưởng trong sản xuất công nghiệp nhất thiết phải gắn liền với chất lượng sản phẩm làm ra.
Dùng tiền lương tiền thưởng kích thích vật chất đối với người sản xuất ra chất lượng sản phẩm cao đồng thời phải rằng buộc trách nhiệm đối với người sản xuất ra sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng bằng cách giảm tiền lương tiền thưởng của họ.
Đối với doanh nghiệp bố trí theo dây chuyền, từng bước công việc, từng công đoạn có thể áp dụng đến những biện pháp khoán sản phẩm cuối cùng có như vậy mới đảm bảo sản xuất sản phẩm ra với chất lượng cao. Mặt khác, để nâng cao chất lượng sản phẩm ta phải xây dựng đơn giá tiền lương cho từng công đoạn của sản xuất một cách hợp lý, tính đúng, tính đủ mọi chi phí sản xuất vận động mọi người tiết kiệm ở mọi khâu. Cần phải công khai, dân chủ công bằng nhằm khích thích người lao động sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao.
2. Giải pháp tổ chức quản lý.
Các giải pháp tổ chức quản lý rất quan trọng đối với việc sản xuất kinh doanh nói chung và về chất lượng sản phẩm nói riêng. Vì vậy, khi xây dựng hệ thống quản lý phải hướng vào việc cải tiến và nâng cao chất lượng, phải tiến hành các biện pháp tổ chức quản lý cho phù hợp với từng khâu: từ khâu đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khâu xuất xưởng sản phẩm.
Những giải pháp tổ chức quan lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chủ yếu được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp:
-Tổ chức nâng cao chất lượng vật tư, nguyên liệu bằng cách tìm nguồn cung cấp có chất lượng cao.
-Tổ chức và nâng cao bồi dưỡng đội ngũ lao động, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ công nhân viên, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình công nghệ, kỷ luật lao động trong quá trình sản xuất.
-Tổ chức bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sao cho chất lượng sản phẩm không bị giảm đi trong thời gian bảo quản và mang đi tiêu thụ.
-Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải tổ chức, điều tra thăm dò chất lượng sản phẩm trên thị trường, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nói chung và kinh nghiệm về quản lý chất lượng nói riêng, vận dụng vào từng điều kiện của từng doanh nghiệp sao cho sản phẩm của từng doanh nghiệp sản xuất ra ngày càng có chất lượng cao.
3. Giải pháp kỹ thuật.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm bằng những giải pháp kỹ thuật được áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp:
-Hoàn thiện và hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật đặc biệt với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có trình độ kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải tiến hành hàng loạt những giải pháp chuẩn bị trước khi đưa vào sản xuất: tổ chức thiết kế kết cấu sản phẩm, sản xuất thử, soạn thảo tài liệu kỹ thuật…
-Việc nâng cao chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào việc cải tiến và đổi mới công nghệ sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất.
-Phải coi trọng và tuân thủ khâu tiêu chuẩn hoá và quy cách sản phẩm không được làm sai và vượt quá mức giới hạn cho phép.
-Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, với tiềm năng về tài nguyên, lao động các doanh nghiệp nước ta chắc chắn sẽ đạt được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng và khả năng cạnh tranh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà khả năng cạnh tranh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà