Một số tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty.

Một phần của tài liệu Một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng hoạt động chuyển khẩu sang thị trường Trung Quốc của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh (Trang 59 - 61)

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XNK VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM QUA.

a. Một số tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty.

- Trong thời gian qua, hàng nông sản xuất khẩu của Công ty chủ yếu là ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao, hàng của Công ty chưa thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính nhưng nhiều tiềm năng như thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản....

- Công ty còn thiếu thông tin về sự biến động tình hình cung cầu, giá cả,... trên thị trường thế giới.

Thông tin là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, một vấn đề bức xúc của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội hiện nay là thiếu thông tin về thị trường. Do thiếu thông tin nên Công ty chưa phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường và chưa chớp được thời cơ kinh doanh. Khi giá thị trường lên cao thì Công ty lại không có hàng để xuất. Ngược lại, khi giá thị trường xuống thấp thì hàng trong kho lại dư thừa, Công ty buộc phải xuất đi với giá thấp. Đồng thời do thiếu thông tin nên Công ty chưa đáp ứng được một cách tối ưu nhu cầu của thị trường.

- Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của Công ty cũng còn nhiều bất cập.

Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của Công ty thường bị động. Công ty thu mua hàng chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng của nước ngoài chứ ít có sự chuẩn bị dự trữ sẵn hàng để đáp ứng cho những đơn hàng đột xuất hoặc những đơn hàng vào lúc trái vụ nên nhiều khi đã bỏ lỡ cơ hội ký kết hợp động xuất khẩu. Đặc biệt là với kiểu kinh doanh chắc bán, chắc mua như hiện nay thì Công ty dễ bị nhà cung ứng cấu kết ép giá mỗi khi cần hàng để thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Công ty mới chỉ thực hiện được các hoạt động thu mua đơn thuần mà chưa thiết lập được mạng lưới thu mua rộng khắp tại các cơ sở. Công ty chưa có hệ thống chân hàng ổn định và có thể cung cấp hàng hoá đồng bộ có chất lượng cao.

Công tác kiểm tra chất lượng khi thu mua được thực hiện rất thô sơ, chủ yếu dựa vào trực quan của cán bộ thu mua. Chẳng hạn: Đối với mặat hàng lạc xuất khẩu, mặt hàng này thường được kiểm tra dựa vào quan sát màu sắc của lụa lạc và độ bóng của nó. Hoặc có chăng thì nó được kiểm tra bằng

một cái máy đo nhỏ, chỉ kiểm tra được với một khối lượng nhỏ. Như vậy có thể thấy với cách kiểm tra này thì Công ty chỉ kiểm tra được một khối lượng nhỏ hàng hoá và chất lượng của hàng hoá đã qua kiểm tra cũng chỉ đạt mức trung bình chứ chưa thể đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khó tính.

Một phần của tài liệu Một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng hoạt động chuyển khẩu sang thị trường Trung Quốc của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w