Tổ chức và quản lý sử dụng vốn lưu động:

Một phần của tài liệu Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH HUY SƠN (Trang 51 - 52)

- Tỷ suất LNVCĐ: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ rõ nét nhất

2.2.2.2.1. Tổ chức và quản lý sử dụng vốn lưu động:

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luông chịu sự chi phối bởi đặc điểm của tài sản lưu động. Trong doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông; tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang ...đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến còn tài sản lưu động lưu thông bao gồm các thành phẩm, sản phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước... Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động thay thế và chuyển hoá lẫn nhau đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục.

Quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả đòi hỏi Công ty phải sử dụng vốn một cách hợp lý, tiết kiệm, hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thanh toán các khoản nợ đúng hạn kịp thời. Trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tự tài trợ thì việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng hợp lý tiết kiệm, không gây căng thẳng giả tạo. Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn cao sẽ gây tình trạng ứ đọng vật tư hàng hoá, vốn chậm luân chuyển sẽ phát sinh chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm; ngược lại nếu xác định nhu cầu quá thấp sẽ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không hoạt động liên tục gây thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng ký kết với khách hàng. Để đánh giá biến động về vốn lưu động của Công ty trong hai năm 2002 và 2003 ta lập bảng tổng hợp sau:

BẢNG 5

Một phần của tài liệu Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH HUY SƠN (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w