Huy động vốn đầu tư đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Ha Nội (Trang 37 - 41)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT

6. Huy động vốn đầu tư đổi mới công nghệ

Nhìn chung, công nghệ chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm của công ty còn quá nhỏ bé lạc hậu (chỉ có sản phẩm điều và hoa quả là được chế biến ). Để khắc phục khó khăn và phát huy được các tiềm năng và thế mạng vốn có của mình, thì việc huy động vốn đầu tư có ý nghĩa hàng đầu. Vì vậy cần có một lượng vốn thích đáng, đầu tư vào các lĩnh vực sau: - Nâng cấp các nhà máy , xí nghiệp chế biến hiện có, trong đó những nhà máy nào quá lạc hậu thì rà xét lại để có hướng xử lí trên cơ sở lấy hiệu quả làm mục tiêu.

- Xây dượng một số nhà máy mới tại vùng nguyên liệu để đảm bảo tạo ra các mặt hàng nông sản đa dạnh về mẫu mã, chủng loại, có chất lượng và dễ bảo quản khi thời tiết thay đổi.

- Trên cơ sở nắm bắt yêu cầu của thị trường, xây dựng chương trình, đổi mới công nghệ, đáp ưóng nhu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường mới, yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh công nghệp cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm cao.

- Đào toạ đọi ngũ cán bộ kĩ thuật và cán bộ quản lí có trình độ nhằm nắm bắt và quản lí tót các máy móc, công nghệ chế biến.

Việc đầu tư vốn vào các lĩnh vực trên vừa mang tính cấp bách vùa mang tính chất lâu dài, đòi hỏi phải có lượng vốn khá lớn và có sự tham gia từ nhiều nguồn khác nhau.

+ Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: đây là nguồn vốn quan trọng hàng đầu, nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rằng, vốn ngân sách chỉ là “vốn mồi “ , tạo ra “cú hích” cho sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất chứ không nên lạm dụng , phụ thuộc vào nguồn vốn này.

Hiện nay ,nuớc ta có rất nhiều chinh sách đầu tư cho phát triển nông sản xuất khẩu . Đây chính là mộtthuận lợi lớn cho công ty mở rộng quy mô sản xuất ,thực hiệncác chiến lược sản phẩm ,nâng cao khả năng trên thị trường quốc tế.

+ Vốn đầu tư từ nông dân : công ty có thể ký kết các hợp đồng vơi nông dân nhằm bao tiêu sản phẩm của họ trong những khoảng thời gian nhât định . Qua đó ,công ty cũng giám sát chặt chẽ quá trình nuôi , trồng nông sản của nông dân ,them chí cung cấp cho họ những kiến thức khoa học , quy trình công nghệ sản xuất nhằm tạo ra nguồn đầu vào tốt nhất cho công ty trên cơ sỡ có đôi bên cùng có lợi . Nếu thuận lợi , nông dân se tựmở rộng đầu tư sản xuất như mua sắm thiet bị,vật tư nông nghiệp ,phát triển mô hình kinh tế trang trại . Như vậy ,nguồn ốn tự có của nông dân là khá dồi dào tuy nhiên vẫn còn tiềm ẫn, huy động được nguồn vốn này sẽ góp phần nâng cao được hiệu quả cho công nghiệp chế biến nông sản của công ty.

+ Vốn vay từ các ngân hàng thương mại : Với hình thưc này công ty có thể huy động được lượng vốn lớn ,đúng thời hạn và có thể mời các ngân hàng tham gia them định dự án nếu có cầu vay đầu tư lớn. Tuy nhiên, trong quá trình sữ dụng vốn công ty phải tính toán trả nợ ngân hàng theo đúng tiên đọ kế hoạch vì khi vay vốn công ty đã bị ngân hàng thương mại đòi hởi quyền

kiểm soát các hạot động kinh doanh của công ty: khống chế giá trị tài sản cố định hoặc sẽ không được cho vay thêm dài hạn.

Riêng hệ thống ngân hàng, năm 1990 dư nợ cho vay đói với ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ chiếm 14,7%dư nợ của toàn ngành thì đến năm 1997 tỉ lệ này là 60%. Đây là điều kiện tốt cho công ty phát triển trong thời gian tới.

+ Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp. trong hoạt động kinh doanh do đặc điểm quá trình cung ứng hàng hoá và thanh toán không thể khi nào cũng phải diễn ra đòng thời nên tín dụng thương mại xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách quan. Thực chất , luôn diên ra đồng thời quá trình doanh nghiện nợ khách hàng tiền và chiếm dụng tiền của khách hàng. Nếu số tiền của dang nghiệp chiếm dụng của khách hàng lớn hơn số tiền dang ngiệp bị chiếm dụng thì số tiền dư ra sẽ mang bản chất tín dụng thương mại.

Công ty có thể có vốn thông qua hình thức tín dụng thương mại như: Mua máy móc, thiết bị theo phương thức trả chậm; Vốn ứng trước từ các khách hàng lớn, vốn ứng trước của người tieu dùng ...

+ Vốn liên doanh , liên kết: với phương thức này công ty có được lượng vốn lớn cần thiết cho một (một số ) hoạt động nào đó mà không làm tăng nợ. Đây còn gọi là phương thức cung ứng vốn nội bộ. Trong quá trình hoạt động, các bên liên daonh cùng chia sẻ rủi ro. Chẳng hạn, huy động vốn theo hình thức này tất sẽ dẫn đến các bên liên doanh cùng tham gia liên doanh và cùng chia sẽ lợi nhuận thu được.

+Nguồn vốn nước ngaòi đầu tư trực tiếp (FDI): Trong cơ chế mở, từ khi có luật đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước còn có thể được cung ứng vốn bằng phưong thức các danh nghiệp (tổ chức kinh tế ) nước ngoài đầu tư trực tiếp. Với hình thức này các daonh nghiệp không chỉ nhận được

vốn mà còn nhận được cả kĩ thuật - công nghệ cũng như phương thức quản trị tiên tiến.

Trong các loại hình thức đầu tư và hoạt động xuất khẩu nông sản, thì FDI có vai trò quan trọng đặc biệt. vì FDI thường tập trung vào những ngành sản xuất và chế biến nông sản mũi nhọn, năng cao được hàm lượng chế biến. Và thường đi kèm với chuyển giao công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại nên nó đảm bảo được tín đồng bộ và hiện đại của các cơ sở chế biến hàng nông sản. Vì vậy để thu hút được vốn đầu tư FDI, một mặt công ty phải chủ đọng cải thiện môi trường đầu tư có kế hoạch, mặ khác soạn thảo các dự án có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy sẽ thu hút được vốn FDI, để đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

ngoài ra công ty có thể tự cung ứng vốn cho mình bằng các phương thưc như: Khấu hao tài sản cố định, tích luỹ tái đầu tư thông qua lợi nhuận thu được, điều chỉnh cơ cấu tài sản bằng các giảm vốn ở nơi không cần thiết tăng vốn cho cá hoạt đọng cần thiết ...

7.Bảo vệ thương hiệu sản phẩm

Như đã phân tích, mặc dù kinh tế nước ta đã dạt dựoc những thành tựu nhất định nhưng vấn đề phát triển cho thương hiệu nông sản lại hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tượng sao chép bản quyền vẫn là điều làm cho nhà kinh doanh đau đầu. Ví dụ như tại công ty Bùi Văn Ngọ là một công ty cơ khí có trụ sở đặt tại TP Hồ Chí Minh, đã xin cấp bằng độc quyền sáng chế cho giải pháp bộ phận xát dùng cho máy xát trắng gạo và được công nhận giải pháp này trong 20 năm. Công ty đã cung cấp cho thị trường 630 mày xát trắng gạo với doanh số là 35 tỉ đồng. trong đó có 360 máy cho thị trường nội địa và 270 máy cho thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay công ty đang dứng trước tệ nạn sao chép mẫu mẫ máy đã được cấp bằng độc quyền sáng chế do các đơn vị tại các tỉnh Tiền Giang, Long An. Vì việc tìm

ra các chứng cứ là vô cùng khó khăn. Hay như trên thị trường hiện nay ta .hấy có rất nhiều sản phẩm bị sao chép mẫu mã càn tên thưong phẩm thì bị ghi lơ lớ như: Omo thì thành Ono, owo... Hoặc wow thì thành wov,vow, uou...Hay điển hình như công ty cà phê Trung Nguyên khi mang sản phẩm của mình ra nước ngoài đã bị một công ty khác lấy mất tên thương phẩm của mình. Khi biết được thì công ty đã không dăng kí bản quyền nên không làm sao kiện được công ty kia. Vậy đứng trứơc tình hình này công ty AGREXPORT - HN cần phải làm gì để bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình.

Theo công ty Bùi Văn Ngọ , đễ bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm phục vụ nông nghiệp của mình ,các đơn vị hiện đang sản xuất kinh doanh nên mau chóng đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ,kiểu dáng công nghiệp và xin cấp bằng độc quyền sáng chế hay giải pháp hửu ích .Đồng thời phổ biến thông tin sở hữu trí tuệ rộng rãi .Sau khi đã đăng ký thương hiệu ,cần có các chiến dịch quảng bá cho các thương hiệu này ,nhất là đối với các sản phẩm xuất khẩu .Nên nhờ một tổ chức đại diện sở hửu công nghiệp thay mặt khi phát hiện bị xâm phạm. Nhanh chóng thông báo cho đơn vị vi phạm. cuối cùng la đề nghị các cơ quan chức năng có những hổ trợ cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình .

Hiện nay , AGREXPORT - HN vẫn chưa có thương hiệu sản phẩm do đó công ty cần phải nhanh chóng xúc tiến đăng ký thương hiệu.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Ha Nội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w