Kết quả hoạt động cho vay đối với lĩnh vực bất động sản trên địa bàn Hà Nội của Techcombank

Một phần của tài liệu 251778 (Trang 43 - 45)

Nếu như năm 2006, việc thành lập phòng Quản trị rủi ro Hội sở được xem là bước đầu tiên quan trọng trong việc thống nhất quản lý toàn bộ các rủi ro, thì năm 2007, việc thành lập tiếp Khối tín dụng và quản trị rủi ro trên cơ sở tư vấn của HSBC được xem như bước phát triển hoàn tất về cơ cấu tổ chức cho công tác quản trị rủi ro của Techcombank.

Vào khoảng cuối năm 2006 đầu 2007: lúc đó gọi là tổ định giá (hay ban định giá) là một bộ phận rất nhỏ nằm trong Khối Tín dụng & Quản trị rủi ro. Đầu năm 2008 đến nay thì Phòng định giá có tên mới là Phòng Định giá và quản lý tài sản. Số lượng nhân viên cũng tăng dần và cho đến nay là 21 người. Khi mô hình Techcombank đang có nhiều chuyển đổi, thì phòng Định giá và quản lý tài sản tạm thời tách làm hai bộ phận: thứ nhất, là bộ phận định giá phục vụ cho doanh nghiệp tại Hội Sở 72 Bà Triệu; thứ hai, bộ phận định giá phục vụ cho Khối Bán Lẻ tại 57 Láng Hạ. Hai bộ phận tuy tách ra tại hai địa điểm khác nhau nhưng vẫn trực thuộc 1 phòng thống nhất (phòng Định giá & quản lý tài sản HO). Số lượng chuyên viên phân bổ cho hai bộ phận hiện tại đang có nhiều thay đổi tuỳ thuộc vào khối lượng công việc.

2.2.4. Kết quả hoạt động cho vay đối với lĩnh vực bất động sản trên địa bàn Hà Nội của Techcombank của Techcombank

Techcombank trên địa bàn Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008

Tỷ đồng % Tỷ đồng %

I. Dư nợ cho vay 574.06 - 1,868.58 -

1. Phân theo thời hạn cho vay 574.06 100 1,868.58 100

- Ngắn hạn 103.76 18.07 918.32 49.15 - Trung và dài hạn 470.30 81.93 950.26 50.85

2. Phân theo nhu cầu vốn vay 574.06 100 1,868.58 100

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh

23.88 4.16 492.22 26.34

- Xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất 63.65 11.09 345.03 18.46 - Xây dựng khu đô thị 1.43 0.25 13.19 0.71 - Xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê 146.86 25.58 181.24 9.70 - Xây dựng, sửa chữa mua nhà để ở 46.95 8.18 132.15 7.07 - Xây dựng, sửa chữa mua nhà để bán 64.06 11.16 115.11 6.16 - Đầu tư, kinh doanh BĐS khác 227.23 39.58 589.63 31.56

3. Tổng dư nợ có đảm bảo bằng tài sản 574.06 100 1,868.58 100

- Thế chấp bằng giá trị QSD đất 64.27 11.20 192.92 10.32 - Thế chấp bằng giá trị QSD đất và tài sản gắn

liền

375.92 65.48 1,093.35 58.51

- Thế chấp bằng tài sản gắn liền trên đất 102.14 17.79 398.02 21.30 - Thế chấp bằng tài sản khác 27.73 4.83 184.29 9.86

II. Dư nợ xấu 45 - 30 -

Nguồn:Báo cáo của Khối quản lý tín dụng và quản trị rủi ro năm 2008

Từ báo cáo kết quả cho vay đối với lĩnh vực BĐS trên địa bàn Thành phố Hà Nội ta thấy: dư nợ cho vay đối với lĩnh vực BĐS năm 2008 đạt 1,868.58 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm 2007 (đạt 574.06 tỷ đồng). Trong đó, nếu phân theo thời hạn cho vay trong năm 2008 thì dự nợ cho vay ngắn hạn tăng đáng kể so với năm 2007 chiếm 49.15% dư nợ cho vay, cho vay trung và dài hạn chiếm 50.85%. Nếu phân loại theo nhu cầu vốn vay thì nhu cầu vay vốn chủ yếu để đầu tư, kinh doanh BĐS, chiếm tỷ trọng lớn nhất (39.58% năm 2007 và 31.56% năm 2008). Vay xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh tăng đáng kể, nếu như năm 2007 mới chỉ đạt 4.16% tổng dư nợ thì năm

2008 đã tăng đến 26.34% tổng dư nợ cho vay. Còn dư nợ cho đầu tư vào các BĐS khác tuy tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối. Có xu hướng như vậy là vì năm 2008 trước tình hình suy thoái kinh tế, các ngân hàng đã thắt chặt cho vay đối với đầu tư vào BĐS mà chỉ khuyến khích đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu phân loại theo dư nợ có tài sản đảm bảo thì năm 2008 thế chấp bằng QSD đất và tài sản gắn liền đều giảm về tỷ trọng so với năm 2007. Tuy vậy dư nợ bằng bảo đảm tài sản gắn liền với đất lại có xu hướng tăng cả về số tương đối và tuyệt đối. Như vậy, có thể nhận thấy rằng trên toàn hệ thống Techcombank dư nợ cho vay đối với lĩnh vực BĐS chủ yếu là thế chấp bằng QSD đất và tài sản gắn liền với đất.

Một phần của tài liệu 251778 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w