Đặc điểm của thị trường Đài Loan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường Đài Loan phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của công ty PROCOM (Trang 41 - 43)

II. Nghiên cứu thị trường Đài Loan phục vụ cho xuất khẩu của công ty

1. Đặc điểm của thị trường Đài Loan

Thị trường Đài Loan rất đa dạng, có thể nhập khẩu rất nhiều hàng hóa của Việt Nam, nhất là hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Một số mặt hàng lợi thế của Việt Nam như: Gốm sứ, hoa quả, cà phê, chè, giấy, sản phẩm giấy, gỗ, sản phẩm gỗ, máy điện, thiết bị điện, cao su, sản phẩm cao su, hàng may mặc...

Nét nổi bật nhất ở thị trường này là có rất nhiều DN nhập khẩu phục vụ cho việc tái xuất sang nước thứ ba, nhất là các sản phẩm chế biến. Để thâm nhập được vào hệ thống này, một yêu cầu bắt buộc DN Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao chất lượng hàng hóa, mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng,

Nhằm đẩy mạnh XK sang thị trường Đài Loan những năm sắp tới, DN Việt Nam phải tự đổi mới mình, nhất là các DN nhỏ và vừa. Đầu tiên, DN cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới cách quản lý làm ăn manh mún, không ngừng nâng

cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Các DN chú trọng hơn nữa đến công tác xúc tiến thương mại, đánh giá đúng và hiểu rõ những đặc điểm của thị trường Đài Loan, từ đó định hướng đúng cho việc cung ứng hàng hóa phù hợp. Hàng năm Đài Loan tổ chức nhiều hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu hàng hóa của các nước, vì vậy các DN nên tìm hiểu kỹ và tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành phù hợp với ngành nghề để vừa tiết kiệm, vừa có hiệu quả cao trong quảng bá hàng hóa. Để xây dựng được các mặt hàng XK có chất lượng và khối lượng cao tại thị trường Đài Loan, các DN cần nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa, tạo ra nhiều mẫu mã mới, đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của nhiều nước. DN Việt Nam cần trao đổi, học tập và lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp Đài Loan, từ đó cải tiến mẫu mã hàng hóa, đáp ứng các nhu cầu cụ thể của từng mặt hàng mà đối tác yêu cầu, trên cơ sở đó đẩy mạnh hàng hóa XK của Việt Nam.

DN Đài Loan luôn đánh giá cao các sản phẩm được chuẩn bị tốt ở khâu đóng gói cũng như tính thuận tiện của bao bì mỗi sản phẩm. Đây là những nhược điểm của hàng hóa Việt Nam, vì vậy các DN phải hết sức quan tâm đến đặc điểm này.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của Thương vụ Việt Nam ở Đài Loan trong thời gian tới. Hiện Thương vụ đang kết hợp với Vụ Châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Thương mại) và VCCI tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại nhằm tạo dựng tốt hình ảnh thương mại Việt Nam tại Đài loan. Trong chương trình xúc tiến thương mại, quan điểm của Thương vụ là nên có sự phối kết hợp thông qua chương trình xúc tiến trọng điểm quốc gia: ví dụ như để một đơn vị đứng ra làm đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư nhằm tạo ra và làm nổi bật hình ảnh Việt Nam trong cách đánh giá và nhìn nhận của giới doanh nhân Đài Loan, tránh tình trạng VCCI tổ chức xúc tiến đầu tư, còn Bộ Thương mại tổ chức xúc tiến thương mại. Nếu tổ chức thống nhất sẽ mang lại hiệu quả cao và thiết thực hơn. Dự kiến, từ nay đến năm 2010, kim ngạch XK của Việt Nam sang Đài Loan có khả năng đạt từ 2 đến 5 tỉ USD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường Đài Loan phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của công ty PROCOM (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w