Chiến lược tài chính

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông. (Trang 38)

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

4.Chiến lược tài chính

4.1. Mục tiêu và nhiệm vụ

Chiến lược tài chính Doanh nghiệp được thiết lập nhằm đảm bảo các điều kiện tài chính cần thiết cho mọi hoạt động đầu tư sản xuất….phù hợp với các mục tiêu chiến lược đã xác định.

Các nhiệm vụ cụ thể của chiến lược tài chính được xác định trên cơ sở các căn cứ chủ yếu sau: hiện trạng năng lực tài chính của Doanh nghiệp và dự báo những thay đổi có thể; mục tiêu và chiến lược kinh doanh tổng quát của Doanh nghiệp và từng đơn vị kinh doanh chiến lược; các kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh: cơ hội, đe doạ, mạnh yếu của Doanh nghiệp; các dự báo về thị trường tài chính trong tương lai cũng như các Doanh nghiệp cần huy động và sử dụng vốn trong chiến lược kinh doanh…

Nhiệm vụ cụ thể trong trong từng giai đoạn chiến lược có thể đề cập đên việc lựa chọn huy động các nguồn lực tài chính nào? Số lượng bao nhiêu? Ở giai đoạn nào? Xác định chi phí kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn cho từng mục đích sử dụng vốn trong từng thời kỳ cụ thể.

4.2. Nhân tố và giải pháp chủ yếu.

Nội dung chủ yếu của chiến lược tài chính đề cập đến nhiều vấn đề trong đó có thể gắn với việc xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư; xây dựng các phương án

quản trị cầu và khả năng đáp ứng tài chính cho mọi hoạt động đầu tư cần thiết, xác định các tiêu thức chiến lược tài chính dài hạn, xây dựng các phương án liên minh và hợp tác chiến lược về tài chính; hình thành các chiến lược vốn cho các lĩnh vực hoạt động cụ thể như nghiên cứu và phát triển, sản xuất, marketing,….

Cơ sở để đến các mục tiêu và nhiệm vụ của Chiến lược tài chính thành hiện thực là hệ thống các giải pháp chiến lược cần thiết. Các giải pháp chiến lược này có thể được chia làm hai loại là các giải pháp liên quan trực tiếp đến bộ phận tài chính với các bộ phận khác của Doanh nghiệp. Trong đó các giải pháp gắn trực tiếp với việc huy động và sử dụng các nguồn vốn đóng vai trò quan trọng bậc nhất.

5. Marketing - sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế.

Xu thế phát triển trong kinh doanh của thế giới cho thấy các Công ty ngày càng chuyển trọng tâm từ quản lý nội bộ sang công tác kinh doanh, giải quyết mối quan hệ giữa Công ty và môi trường bên ngoài đặc biệt là thị trường. Trước đây trong kinh doanh ai có ưu thế hơn về kỹ thuật công nghệ, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn thì người đó dành được thắng lợi. Ngày nay vai trò của Marketing mà trọng tâm là việc xây dựng và phát huy các mối quan hệ trao đổi với khách hàng, các nhu cầu, thị hiếu, sở thích của khách hàng cần được thường xuyên quan tâm một cách có hệ thống, Từ đó có thể đề ra kế hoạch hành động hữu hiệu hơn về sản phẩm định giá, phân phối xúc tiến khuyếch trương phù hợp với thị trường và nhóm khách hàng mà Công ty hướng tới cụ thể là:

5.1 Chính sách sản phẩm

Phối thức mặt hàng kinh doanh ở Công ty nhất thiết phải theo nhu cầu của khách hàng, tuân theo đúng triết lý của Marrketing “Bán cái mà khách hàng cần, chứ không phải là bán cái mà mình có”. Khi thiết lập chính sách sản phẩm người ta thường dựa trên ba yếu tố: chủng loại hàng hoá, chất lượng, mẫu mã của chúng. Nhìn chung yếu tố chất lượng đã được Công ty tuân thủ, chỉ bán những mặt hàng có chất lượng đảm bảo, không bán hàng hoá kém phẩm chất, Vấn đề còn lại là lựa chọn chủng loại, chủng loại hàng hoá với mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hiện nay, Công ty theo đuổi chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, hạn chế rủi ro là một quyết định đúng đắn. Song Công ty cần phải tính toán cơ cấu tỷ trọng từng loại hàng, hạn chế hàng tồn kho ứ đọng không bán được đồng thời không để thiếu hàng.

Muốn vậy, Công ty phải hợp dồng chặt chẽ với nhà cung cấp để khi khách hàng yêu cầu mua với khối lượng lớn Công ty có thể đáp ứng được ngay. Mặt khác với những mặt hàng có thể tiêu thụ chậm, kinh doanh không hiệu quả Công ty nên mạnh dạn loại bỏ.

Bên cạnh các mặt hàng truyền thống, Công ty cần kinh doanh thêm các mặt hàng mới. Công ty nên mạnh dạn đầu tư nghiên cứu mặt hàng này. Thực tế cho thấy các Công ty không thể thành công nếu chỉ kinh doanh các mặt hàng cũ vì nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi. Chẳng hạn từ tháng 06 năm 2001 chính phủ đã quy định mọi người đi xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm, đây là cơ hội kinh doanh hấp dẫn, Công ty nên có kế hoạch tham gia thị trường này. Để mở rộng mặt hàng kinh doanh Công ty phải luôn tìm kiếm nguồn hàng mới.

Công tác nghiên cứu mở rộng mặt hàng mới có thể được thực hiện như sau:

Trên đây là các phương hướng chung về mặt hàng kinh doanh của Công ty sau thời gian nghiên cứu tình hình sản xuất và kinh doanh ở Công ty.

5.2. Chính sách giá

Trong giai đoạn hiện nay, đối với Công ty Sông Công Hà Đông thì chính sách giá có thể là một chính sách quan trọng nhất trong chiến lược Marketing, có ảnh hưởng

Thăm dò khách hàng

Nhận ra cơ hội

Chọn sản phẩm mới

Triển khai kinh doanh

mạnh mẽ đến doanh thu của Công ty. Bởi vì khách hàng mục tiêu của Công ty là người có thu nhập bình quân và thấp. Họ là những người rất nhạy cảm với giá. Vì vậy một chính sách giá hợp lý sẽ thúc đẩy doanh số bán và uy tín của Công ty. Với nhóm hàng, loại hàng khac nhau Công ty nên áp dụng các phương thức định giá khác nhau. Hiện nay Công ty nên định giá dựa trên chi phí mua vào cộng với tỷ suất lợi nhuận định mức là không hợp lý, giá còn cao và cứng nhắc.

Để gia tăng doanh số bán thì dường như chính sách giá thấp là thích hợp nhất đối với Công ty. Khi định giá Công ty phải căn cứ vào ý muốn chủ quan của Công ty như hiện nay. Sau khi định giá Công ty cần so sánh với mức giá trên thị trường sao cho mức giá cuối cùng nhỏ hơn hoặc bằng mức gia đang được áp dụng. Với chính sách thấp nhất Công ty thu lợi nhuận đơn vị nhỏ nhưng tổng số lợi nhuận sẽ lớn.

Ngoài ra Công ty có thể áp dụng hình thức định giá các mặt hàng có tính tới tiến tới đồng bộ. Công ty có nhiều hàng hoá có tác dụng bổ trợ cho nhau như: Xi lanh đi với pittong và xéc măng. Công ty có thể áp dụng mức giá trọn gói nhỏ hơn giá từng sản phẩm riêng rẽ. Ví dụ: Xilanh: 200.000VND Pittong: 30.000 VND Xéc măng: 25.000 VND Tổng: 255.000 VND/Bộ

Mức giá trọn gói cho cả bộ xi lanh + pittong + Xec măng là: 240.000 VND.

Điều chỉnh mức giá:

Mức giá ở Công ty là khá cứng nhắc, Vì vậy Công ty cần điều chỉnh giá cho phù hợp:

+ Định giá chiết khấu cho khách hàng mua với số lượng lớn. Chẳng hạn khách hàng mua 100 xilanh được giảm 5.000 VND. Tuỳ vào giá trị hàng hoá mà có mức chiết khấu khác nhau. Đối với khách hàng là tổ chức, chiết khấu là tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng mua.

+ Đặc biệt Công ty nên áp dụng chính sách giảm giá cho nhân viên trong Công ty bởi họ cũng là khách hàng mục tiêu của Công ty. Thu hút được lượng khách hàng này Công ty sẽ có lợi vì họ là người tuyên truyền tốt đến cho Công ty những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khách hàng như bạn bè, người thân, tránh tình trạng hiện nay là nhiều khi nhân viên trong Công cũng không muốn mua hàng ở đây vì cho rằng giá đắt hơn bên ngoài.

+ Chiết giá thanh toán nhanh: Phương pháp được áp dụng đối với những mặt hàng có giá trị lớn như bộ ly hợp hay trị giá hàng mua lớn. Nếu khách hàng thanh toán ngay sẽ được trừ một khoản chiết khấu bán hàng tính trên trị giá hàng mua sao cho tỷ lệ chiết khấu nhỏ hơn lãi suất vay ngân hàng.

+ Để kích thích tiêu thụ Công ty có thể giảm giá vào dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm lớn như: quốc khánh 02-9, ngày thành lập Công ty.

+ Khi thị trường có biến động, Công ty cần linh hoạt điều chỉnh giá cho phù hợp chứ không phải chỉ giảm giá trong trường hợp hàng khó tiêu thu.

5.3. Chính sách xúc tiến khuyếch trương.

Nếu như chính sách này được áp dụng sẽ làm gia tăng hiệu quả của ba yếu tố còn lại trong Marketing – mix. Hiện nay, Công ty cần quan tâm đến hoạt động xúc tiến bán hàng và quảng cáo. Công ty nền dành riêng một khoản ngân sách cho hoạt động này, nó có thể trích từ doanh số bán (2-3%).

Công ty có thể áp dụng các hình thức xúc tiến như tặng quà, phiếu giảm giá cho khách hàng thường xuyên của Công ty, tặng quà vào các dịp lễ tết.

Mặt khác, Công ty cũng cần tiến hành quảng cáo trên các tờ báo địa phương hay báo thương mại để tăng sự nhận biết của khách hàng đối với Công ty. Đồng thời, Công ty có thể phát hành các tờ rơi để quảng bá hình ảnh của mình, giới thiệu các mặt hàng kinh doanh cho nhóm khách hàng mục tiêu với những lợi ích mà họ thu được khi mua sản phẩm. Với điều kiện hiện nay của Công ty, Công ty có thể quảng cáo trên bao bì như đề tên, địa chỉ, số điện thoại của Công ty.

Ngày nay, mỗi Công ty đều phải biết cách làm nổi bật hình ảnh của mình để thu hút khách hàng, tiến hành định vị sản phẩm thông qua hoạt động xúc tiến khuyếch trương. Hoạt động này tuy tốn nhiều chi phí song hiệu quả mà nó đem lại còn lớn hơn nhiều.

6. Tổ chức tốt công tác tạo nguồn hàng.

Tổ chức tốt công tác tạo nguồn hàng là điều kiện đủ để hoạt động xuất bán đáp ứng nhu cầu của khách hàng về thời gian, quy cách, chất lượng, số lượng. Công tác tạo nguồn hàng được coi là hoạt động đầu vào của Doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng

đầu vào, Công ty cần tổ chức tốt công tác thu mua dự trữ hàng hoá. Song việc thu mua dự trữ không thể dựa trên cảm tính, suy nghĩ chủ quan mà phải dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường. Những thông tin về nhà cung cấp, khách hàng mục tiêu là những căn cứ quan trọng để quyết định mua và dự trữ mặt hàng gì? khối lượng bao nhiêu? Vào thời gian nào?

Đối với công tác mua hàng thì nhiệm vụ quan trọng là phải lựa chọn nguồn hàng dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường sao cho có được nguồn hàng tốt, giá cả phải chăng. Đây có thể coi là một trong những điểm yếu của Công ty. Chính điều này làm giá bán sản phẩm của Công ty thường cao hơn giá trị trường và lãi thu được thấp. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty nen chủ động mở rộng quan hệ ký kết hợp đồng trực tiếp với các nhà sản xuất trong và ngoài nước, tránh thông qua nhiều tầng trung gian, Tăng cường thu mua hàng hoá tập trung thông qua phòng nghiệp vụ kinh doanh, tránh tình trạng thu mua nhỏ lẻ. Vì mua hàng với khối lượng lớn hơn, Công ty sẽ được hưởng tỷ lệ chiết khấu cao hơn, hưởng ưu đãi về thời gian thanh toán.

Đối với công tác dự trữ, Công ty vẫn chưa có kế hoạch cụ thể, Vì thế, mà nhiều khi Công ty không có hàng xuất bán khi khách hàng có nhu cầu với số lượng lớn. Điều này có nguy cơ bị mất khách hàng và làm giảm uy tín của Công ty. Nếu công tác dự trữ được thực hiện một cách quy củ thì sẽ giúp cho hoạt động bán hàng diễn ra suôn sẻ thuận tiện. Để xác định đúng đắn quy cách, chủng loại, khối lượng, cơ cấu dự trữ thì Công ty nên căn cứ vào kết quả nghiên cứu nhu cầu khách hàng, kết quả bán hàng của các năm trước cộng với tỷ lệ điều chỉnh tăng giảm của năm kế hoạch, công tác dự trữ được thực hiện tốt sẽ giải quyết tốt tình trạng thừa thiếu hàng hoá, đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí lưu kkho và sử dụng vốn một cách có hiệu quả.

7. Phát triển nhân lực và tạo động lực lao động.

Để không ngừng hoàn thiện các kỹ năng cho đội ngũ công nhân viên, Công ty có thể tiến hành một số cách thức sau:

- Định kỳ tổ chức các lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân viên. Công ty có thể sử dụng các nhà kỹ thuật, quản trị của mình để huấn luyện hoặc có thể thuê ngoài nếu thấy cần thiết.

- Tổ chức các cuộc thi về lao động sản xuất và cả bán hàng, đưa ra một số tình huống lựa chọn người có cách ứng sử nhanh nhất văn minh lịch sự nhất, người có tay nghề cao nhất.

Đồng thời để động viên khuyến khích lực lượng lao động, làm sao cho họ yên tâm với công việc, phát huy hiệu quả cao nhất thì Công ty phải có chế độ lương, thưởng một cách hợp lý và công bằng.

Với mức lương trung bình hiện nay là 1.200.000VND/người/tháng là một mức lương chưa bảo đảm cuộc sống cho người lao động và gia đình họ. Vì vậy, Công ty phải có giải pháp làm tăng mức lương này bằng cách tăng doanh số bán, Công ty có thể áp dụng hình thức:

Lương + thưởng khi vượt định mức.

Với mục đích đảm bảo đời sống tối thiểu cho công nhân , vừa khuyến khích được họ gia tăng sản xuất. Tiền thưởng này sẽ được hưởng theo % trên doanh số bán vượt định mức hoặc có thể bằng cách đề bạt lên vị trí cao hơn, tăng lương.

Tuy nhiên, định mức đưa ra phải dựa trên cơ sở khoa học, không được cao quá dễ làm nản lòng mà định mức phải vừa phải. Có thể căn cứ vào mức tiêu thụ năm trước và tiềm năng tiêu thụ hiện tại. Định mức hợp lý sẽ khuyến khích công nhân viên thực hiện cho được và họ cũng cảm thấy tự tin hơn.

Đối với nhiều công việc, kết quả được nhận biết một cách chậm chạp và khó khăn vì nó liên quan đến nhiều người, còn đối với hoạt động bán hàng, kết quả được thừa nhận sau khi số lượng hàng hoá được bán xong. Vì vậy nó dễ dàng trong công việc đánh giá hiệu quả làm việc của công nhân viên ở Công ty Sông Công Hà Đông, việc đánh giá kết quả bán hàng dựa trên tổng doanh thu chứ không dựa trên mức doanh thu của từng đại lý, Vì người bán được giao phụ trách một khu vực riêng biệt, thực hiện các khâu từ tiếp xúc với khách hàng, trao đổi, xác định nhu cầu, đưa hàng và thu tiền nên có thể đánh giá mức doanh thu mà họ đạt được. Nên chăng Công ty chiết khấu % cho họ dựa trên thành quả mà họ đạt được, như vậy sẽ khuyến khích họ hăng say trong công việc hơn, còn nếu áp dụng hình thức trả lương như hiện nay dễ dẫn đến các đại lý bán hàng ỷ lại không cố gắng hết sức mình.

Công ty có thể áp dụng hình thức trả lương theo hoa hồng. Lương hoa hồng mà người bán nhận được tương xứng với công sức mà họ bỏ ra. Hoa hồng có thể áp dụng

từ mức doanh thu trung bình của người lao động. Doanh thu được tính dựa vào doanh thu ba tháng trước và doanh thu dự tính.

Đến mức doanh thu trung bình, đại lý sẽ được hưởng 100% lương, còn dưới mức này không được hưởng 100% lương, tuỳ theo mức doanh thu mà họ đạt được mà có cách tính tương ứng, quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức doanh thu và lương với mức doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông. (Trang 38)