Nhân giống hoa lily

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN potx (Trang 41 - 42)

Có thể nhân giống lily bằng cách cắm vảy, tách củ, nuôi cấy mô, nhân bằng hạt, mầm hạt.

- Giâm vảy (cắm vảy)

Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền đối với lily. Trên thân vảy (củ) của lily có rất nhiều vảy, mỗi vảy có thể sinh ra nhiều vảy nhỏ ở gốc, mỗi thân vảy nhỏ sẽ hình thành một cơ thể mới, vì vậy cách nhân giống này có hệ số nhân cao.

- Nhân giống bằng cách tách củ

Tách củ là phương pháp nhân giống bằng cách tách củ con được sinh ra từ củ mẹ. Có thể trồng cây chuyên để nhân giống. Cũng có thể kết hợp với sản xuất hoa vụ hè để nhân giống, nhưng do khí hậu nóng nên chất lượng củ loại này kém.

- Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (Invitro)

Lily nhân bằng củ có hệ số nhân giống thấp, mặt khác nếu nhân liên tục nhiều năm virut tích luỹ lại truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác làm cho cây sinh trưởng yếu, hoa nhỏ. Để khắc phục hiện tượng trên người ta đã sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Cho đến nay, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã trở nên quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất củ lily.

- Nhân giống bằng hạt

Có nhiều ưu điểm: Dễ làm, giá thành thấp, thu được nhiều cây khoẻ, không bị bệnh, ngoà i ra do đặc điểm thụ phấn chéo vì vậy có thể thu được những dòng biến dị làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống mới.

Nhược điểm: mất nhiều thời gian, từ khi gieo hạt đến khi cây ra hoa có chất lượng tốt phải mất 3- 4 năm, vì vậy phương pháp này khó được áp dụng.

Bảng 1.3: Quy cách củ giống trồng hoa cắt

Nhóm giống Trung bình To

Chu vi Đường kính Chu vi Đường kính Nhóm châu Á 9-10 2,8-3,2 >10-12 >3,2-3,8 Nhóm phương

Đông 12-14 3,8-4,4 >14-16 >4,4- 5,1

Nhóm lily thơm 10-12 3,2- 3,8 >12-14 >3,8-4,4 (Nguồn: Đặng Văn Đông - Đinh Thế Lộc, 2004)

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN potx (Trang 41 - 42)