Nhân giống Bạch đàn bằng nuôi cấy mô

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÁC DÕNG BẠCH ĐÀN LAI UE35 VÀ UE56 GIỮA EUCALYPTUS UROPHYLLA VÀ E. EXSERTA BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ pot (Trang 31 - 32)

Nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào cho giống lai giữa Bạch đàn trắng đã được Nguyễn Ngọc Tân và cs (1997) thực hiện thành công từ năm 1993 thấy rằng dùng BAP thêm vào môi trường MS có thể tạo được 20-30 chồi trên hom. Môi trường MS + IBA có thể đạt tỉ lệ ra rễ 80%.

Giống lai được sử dụng để nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô là U29C3. Nghiên cứu do nhóm Đoàn Thị Mai (2000) thực hiện bằng cách lấy chồi non của cây hơn 3 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy khử trùng mẫu vật trong HgCl2 nồng độ 0,1% cho chồi đoạn 2 trong thời gian 8 phút có hiệu quả cao nhất, còn Ca(OCl)2 có hiệu quả rất thấp. Tỷ lệ bật chồi hữu hiệu (bằng tích của tỷ lệ mẫu không nhiễm với tỷ lệ mẫu nẩy chồi) ở đoạn 2 là 48,0% (thời gian 8 phút), còn chồi đoạn một là 14,8-22,2% (thời gian 8-10 phút). Còn xử lý bằng Ca(OCl)2 10% đối với đoạn chồi 1 và chồi 2 có tỷ lệ bật chồi hữu hiệu cao nhất là 10,8% và 7,3%.

Nghiên cứu cho thấy từ tháng 5-8 là thời kỳ khử trùng có hiệu quả nhất (mẫu ít bị nhiễm, có tỷ lệ bật chồi cao nhất), thời gian bật chồi khoảng 20 ngày, các tháng khác cho hiệu quả thấp hơn, thời gian bật chồi lâu hơn (khoảng 30 ngày).

Chồi Bạch đàn lai sau khi khử trùng và rửa sạch cấy chuyển vào môi trường nhân chồi MS có bổ sung BAP và Kn phối hợp hai chất này ở các nồng độ khác nhau, công thức bổ sung cho thấy tăng hệ số nhân chồi rõ rệt. Với BAP 0,5 mg/l MS đạt số chồi trong cụm cao nhất (16,6 chồi/cụm), cá biệt có cụm lên đến 20-30

chồi/cụm. Bổ sung BAP ở các nồng độ khác nhau đều cho số chồi ít hơn, còn Kn hoặc BAP + Kn đều cho hệ quả thấp. Ví dụ: BAP + 0,1mg/l Kn thì công thức cao nhất chỉ đạt 8,3 chồi/cụm.

Nhân chồi Bạch đàn cao 2,5 - 3cm trong môi trường ra rễ là MS có bổ sung 1mg/l IBA có thể đạt tỷ lệ ra rễ 83,8% bổ sung IBA ở các nồng độ thấp hơn đều có tỷ lệ ra rễ thấp. Khi bổ sung NAA thì tỷ lệ ra rễ cao nhất cũng chỉ đạt 51% (nồng độ 1mg/l MS). Cây mô đã ra rễ được cấy vào bầu gồm 94% đất đồi + 5% phân chuồng hoai mục + 1% NPK sau 3 tháng có tỷ lệ sống 76-83%.

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÁC DÕNG BẠCH ĐÀN LAI UE35 VÀ UE56 GIỮA EUCALYPTUS UROPHYLLA VÀ E. EXSERTA BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ pot (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)