Ancaloit khung pyridi n (pyperidin)

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ CÂY CÀ PHÊ CHÈ (COFFEA ARABICA, RUBIACEA) doc (Trang 27 - 29)

Các ancaloit trong tự nhiên thuộc nhóm này bao gồm các ancaloit quan trọng nhƣ: nicotin, arecolin, coniin, ricinin, lobelin, ... Các ancaloit nicotin, arecolin, coniin là các chất lỏng ở nhiệt độ phòng.

Nicotin là một ancaloit tìm thấy trong một số thực vật họ Solanaceae, hàm lƣợng vào khoảng 0,6-3,0% trọng lƣợng thuốc lá khô. Nó đƣợc sinh tổng hợp trong thân rễ sau đó đƣợc tích tụ trong lá. Trƣớc đây, nó đƣợc sử dụng rộng rãi để trừ côn trùng bảo vệ mùa màng, và ngày nay các đồng đẳng của nó, ví dụ nhƣ: imidacloprid vẫn đƣợc sử dụng phổ biến với tác dụng tƣơng tự. Trong Y học nó đƣợc sử dụng để nghiên cứu khoa học là chủ yếu, đặc biệt đối với hệ thần kinh. Do nó đƣợc coi là tác nhân gây ra một số loại ung thƣ (ung thƣ phổi) nên phong trào từ bỏ thuốc lá đã đƣợc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các Chính phủ trên thế giới ủng hộ mạnh mẽ [21].

N

N CH3

3.4 Nicotin

Arecolin là ancaloit dạng lỏng của quả cau (Areca nut, Areca catechu ) có thể tan trong nƣớc, cồn, ete, chloroform, ... Arecolin đƣợc biết nhƣ là tác nhân kháng acetylcolin trên các thụ thể phó giao cảm M1, M2 và M3 (gây co con ngƣơi mắt, phế nang phổi) và nó còn đƣợc sử dụng để trừ một số loại giun sán. N O OCH3 H3C 3.5 Arecolin

Coniin là ancaloit rất độc (với nồng độ 0,2g/kg gây chết ngƣời) đƣợc tìm thấy trong cây Conium maculatum và một số loài họ Ráy nhƣ Arum maculatum, Arisarum vulgare, Amorphophallus rivieri, điểm sôi 166-167 0

NH

3.6 Coniin

Lobelin là ancaloit dạng bột trắng rắn vô định hình tan trong nƣớc có trong các loài Lobelia inflata, Lobelia nicotianaefolia, Lobelia hassleri, Lobelia stallfeldii và trong một số loài Lobelia spp khác [21].

OH

N

O

CH3

3.7 Lobelin

Lobelin đƣợc sử dụng để hỗ trợ cai thuốc lá, cai nghiện ma túy ví dụ nhƣ cai nghiện amphetamin, cocain hay rƣợu.

Trong cây Ricinus communis L., họ Thầu dầu, ngƣời ta đã phân lập đƣợc ancaloit ricinin dạng rắn có điểm nóng chảy 201 0C, tan trong nƣớc nóng. Độc đối với gan và có thể gây chết ngƣời [21].

N OCH3

CN

CH3

3.8 Ricinin

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ CÂY CÀ PHÊ CHÈ (COFFEA ARABICA, RUBIACEA) doc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)