Những kết quả đạt được và những hạn chế khắc phục: 1 Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương cho người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội (Trang 59 - 62)

1. Những kết quả đạt được

So sánh tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng năng suất lao động.

Bảng 2.6: BẢNG SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG NSLĐ BÌNH QUÂN TỪ NĂM 2006 - 2008 VÀ TỐC ĐỘ TĂNG NSLĐ BÌNH QUÂN TỪ NĂM 2006 - 2008

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 1 Quỹ tiền lương Tỷ đồng 69,82 71,57 72,74 2 Lao động bình quân Người 2013 2045 2082 3 NSLĐ bình quân Triệu đồng/người 186,83 199,07 214,35 4 Tiền lương bình quân Đồng/người/tháng 2890379,20 2916462,92 2911463,34 5 Tốc độ tăng NSLĐ bình

quân

% 106,55 107,68

6 Tốc độ tăng tiền lương bình quân bình quân

% 100,90 99,83

7 So sánh (5) và (6) Lần 1,06 1,08

(Nguồn: phòng Tổ chức)

Qua bảng số liệu ta thấy, người laod dộng trong Công ty được trả lương trong các năm qua đều đảm bảo nguyên tắc: Tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Năng suất lao động qua các năm đều tăng, tiền lương bình quân của người lao động ở mức khá cao, và ổn định. Từ đó giúp người lao động yên tâm làm việc tại Công ty.

Nhìn chung, các hình thức trả lương cho người lao động ở Công ty đảm bảo đúng quy định của Pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Kế hoạch quỹ tiền lương vẫn chưa tính đến quỹ lương dự phòng khi có sự thay đổi về mặt chính sách của Nhà nước. Từ ngày 1/5/2009 Nhà nước áp dụng tiền lương tối thiểu là 650.000 đồng, trước đây là 540.000 đồng như vậy Công ty chưa tính đến sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch quỹ tiền lương đã được xây dựng.

Hệ thống thang bảng lương Công ty áp dụng không thông qua đánh giá công việc. Trong quá trình bình xét loại A,B,C,D do chỉ tiêu đưa ra còn chung chung nên dễ có sự nể nang nhau, chịu tác động yếu tố chủ quan của tình cảm…nên sẽ đnáh giá thiếu chính xác sự nỗ lực, đóng góp của người lao động.

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI I/ Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2020

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển đo thị trên địa bàn Hà Nội rất mạnh, chung cư cao tầng mới được xây dựng, lượng nước tiêu thụ trên đầu người không ngừng tăng cao. Mức sống của người dân thủ đô được cải thiện rõ rệt, nhu cầu cấp nước lớn. Công ty đứng trước những đòi hỏi thách thức mới, ngoài việc đảm bảo nước liên tục phục vụ nhân dân thủ đô, Công ty phải đảm bảo nước sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cấp nước chữa cháy, phục vụ cho các công trình phát triển đô thị của thủ đô. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thủ đô, căn cứ vào quy hoạch cấp nước của Hà Nội, Công ty Nước sạch Hà Nội đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 được đặt ra như sau:

Đến năm 2010, chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt đạt 160-180 lít/người/ngày với 90-95% dân số đô thị được cấp nước. Các chỉ tiêu tương ứng đến năm 2020 là 180-190 lít/người/ngày với 95-100% dân số đô thị được cấp nước.

Để đáp ứng nhu cầu đó, năm 2010, toàn thành phố phải có lưu lượng nước 1.046.000 m3/ ngày đêm cho khu vực đô thị, 418.800 m3/ ngày đêm cho khu vựa phát triển và 64.100 m3/ ngày đêm cho khu vực nông thôn.

Đến năm 2020 cần có lưu lượng nước tối đa là 1.419.000 m3/ ngày đêm. Trong khi đó, tổng trữ lượng nước ngầm tối đa ở Hà Nội chỉ khoảng 1.232.000 m3/ ngày đêm. Trữ lượng nước này vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nước của thành phố Hà Nội vào thời điểm 2010. Tuy nhiên, việc khai thác đến cạn kiệt tiềm năng của nước ngầm dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường, sụt lún nền đất cho việc xây dựng các bãi giếng. Vì vậy Công ty có định hướng phát trieenrheej thống cấp nước Hà Nội giai đoạn 2010-2020 gồm các mục tiêu cụ thể như sau:

- Sử dụng hợp lí các nguồn nước thô, cấp cho hệ thống cấp nước Hà Nội và cung cấp nước thô cho các vùng lân cận của thành phố. Nguồn nước mặt sẽ được khai thác để đáp ứng nhu caaufcho các vùng phụ cận của thành phố. Do tầm quan trọng cả nguồn nước mặt đối với tương lai, Công ty cần có kế hoạch khai thác hợp lí nước sông Hồng, sông Đà. Trước mắt, cần có biện pháp kiểm soát, hạn chế, xử lí kịp thời các nguồn gây ô nhiễm tác động xấu tới nguồn nước mặt.

- Các nhà máy hiện có được cải tạo, nâng cấp, áp dụng công nghệ hiện đại, thích hợp với từng nguồn nước, thiết bị có độ tin cậy cao, vận hành bảo dưỡng thuận tiện, tiết kiệm năng lượng, mở rộng nhà máy nước mặt để đáp ứng nhu cầu cấp nước đến năm 2020.

- Thực hiện tốt công tác chống thất thu, thất thoát nước sạch trên mạng lưới và hệ thống quản lí cấp nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương cho người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w