Công tác xây dựng, sửa đổi và bổ sung, ban hành các văn bản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội (Trang 28 - 32)

Sau những đợt tăng giá sữa dồn dập hồi đầu năm, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sẽ gấp rút sửa đổi Thông tư 104 nhằm khắc phục những bất cập trong việc quản lý giá sữa và dự kiến sẽ ban hành trong tháng 7-2010. Tuy nhiên, tháng 7 đã

trôi qua, thông tư mới vẫn chưa được ban hành. Như vậy, cơ quan chức năng đã lỗi hẹn với người tiêu dùng, trong khi đó, các DN sữa lại tiếp tục tăng giá bán.Nhận xét về các đợt tăng giá, đại diện Cục Quản lý giá cho biết, Thông tư 104 quy định 2 lần tăng giá cách nhau tối thiểu 15 ngày và DN dưới 50% vốn chủ sở hữu nhà nước không cần đăng ký, kê khai giá. Từ đầu năm 2010 tới nay, các DN kinh doanh sữa mỗi lần chỉ tăng giá khoảng 5% đến 10% nên Cục không can thiệp để bình ổn giá được. Cục Quản lý giá đã trình Thông tư sửa đổi từ tháng 3-2010, nhưng có một vài khó khăn nên chưa thể ban hành. Sau mỗi đợt tăng giá sữa, câu chuyện quản lý giá một lần nữa lại được dư luận đặt ra. Để quản lý mặt hàng thiết yếu này, bên cạnh sự đồng tình, hưởng ứng của người tiêu dùng trong việc ủng hộ những DN kinh doanh chân chính, rất cần sự vào cuộc kịp thời từ phía cơ quan quản lý. Chỉ khi nào Thông tư quản lý giá các mặt hàng thiết yếu với những quy định chặt chẽ, rõ ràng được ban hành và được áp dụng hiệu quả trong thực tế thì điệp khúc "tăng giá sữa" mới không còn cơ hội tái diễn.Bộ Tài chính vừa liên tiếp có 03 văn bản về việc quản lý, bình ổn giá mặt hàng sữa.Yêu cầu rà soát các yếu tố hình thành giá khi các doanh nghiệp kinh doanh sữa thuộc danh sách đăng ký giá tại địa phương, kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp không tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi.

Cụ thể nội dung 03 văn bản như sau:

Công văn số 18038 /BTC-QLG ngày 31/12/2010 gửi Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện bình ổn giá sữa của các doanh nghiệp sữa trên địa bàn tỉnh, thành phố. Công văn nêu rõ: Trong thời gian gần đây trên các thông tin đại chúng có thông tin về việc một số doanh nghiệp kinh doanh sữa sẽ điều chỉnh tăng giá sữa bắt đầu từ ngày 1/1/2011. Theo thông tin của một số cơ quan chức năng thì trong thời gian gần đây các yếu tố đầu vào cơ bản sản xuất sữa không tăng như giá sữa nguyên liệu nhập khẩu có xu hướng giảm và giá sữa bột thành phẩm nhập khẩu không tăng, mặt khác Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng USD, do vậy việc các doanh nghiệp kinh doanh sữa điều chỉnh tăng giá sữa là chưa có cơ sở.

Để thực hiện Chỉ thị số 2164/CT-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cấn đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, Quí I/2011; Chỉ thị số 05/CT-BTC ngày 22/12/2010 của Bộ Tài chính về việc bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, quý I năm 2011. Bộ Tài chính đề nghị Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các yếu tố hình thành giá khi các doanh nghiệp kinh doanh sữa thuộc danh sách đăng ký giá tại địa phương, kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp không tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc niêm yết giá và bán hàng giá niêm yết đối với các đại lý, cửa hàng bán lẻ sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Kèm theo đó, Bộ Tài chính có Công văn số 18039 /BTC-QLG ngày 31/12/2010 gửi các công ty sữa đăng kí giá tại Bộ Tài chính về việc thực hiện bình ổn giá sữa. Công văn nêu rõ: Trong thời gian gần đây trên các thông tin đại chúng có thông tin về việc một số doanh nghiệp kinh doanh sữa sẽ điều chỉnh tăng giá sữa bắt đầu từ ngày 1/1/2011. Theo thông tin của một số cơ quan chức năng thì trong thời gian gần đây các yếu tố đầu vào cơ bản sản xuất sữa không tăng như: giá sữa nguyên liệu nhập khẩu có xu hướng giảm và giá sữa bột thành phẩm nhập khẩu không tăng, mặt khác Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng USD, do vậy việc các doanh nghiệp kinh doanh sữa điều chỉnh tăng giá sữa hiện nay là chưa có cơ sở. Thực hiện Chỉ thị số 2164/CT-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cấn đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, Quí I/2011; Chỉ thị số 05/CT-BTC ngày 22/12/2010 của Bộ Tài chính về việc bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, quý I năm 2011. Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp không điều chỉnh tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi.Thay vì quy định “doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty cổ phần, công ty TNHH có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong vốn điều lệ doanh nghiệp”, Thông tư 122 mở rộng đối tượng phải đăng ký giá là các “doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.Theo đó, cơ quan quản lý nhà

nước có thẩm quyền công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi giá thị trường trong nước của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra thuộc ít nhất một trong các trường hượp sau.Thứ nhất, giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố đầu vào, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế-kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tính toán theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế-kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.Trường hợp thứ hai là giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch hoạ, khủng hoảng kinh tế-tài chính, mất cân đối cung- cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ vè việc tăng giá hoặc giảm giá.Trường hợp thứ ba, giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của luật cạnh tranh và pháp luật cso liên quan.Về chế tài xử phạt của các đơn vị vi phạm cũng sẽ được áp dụng “mạnh tay” hơn. Một biện pháp hành chính có thể được áp dụng là đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đã quyết định không hợp lý so với quy định hiện hành và yêu cầu thực hiện mức giá cũ liền kề trước khi có biến động bất thường. Nặng hơn là mức phạt cảnh cáo, phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và các quy định của pháp luật liên quan, thu phần chênh lệch giá do các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tăng giá bất hợp lý vào ngân sách nhà nước.Mức xử mạnh nhất là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy điịnh của pháp luậtĐối với mặt hàng sữa, theo Thông tư 122, mặt hàng thực hiện đăng ký giá là sữa pha chế theo công thức dạng bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tên gọi mới này được thay thế cho tên gọi cũ ,Thông tư 122/2010/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ 1/10/2010 thay thế cho thông tư 104/2008/TT-BTC về quản lý

giá sữa bột. Thông tư 122/2010/TT-BTC đưa ra những quy định chặt chẽ hơn nhằm hạn chế tình trạng tăng giá bất hợp lý của các công ty nhập khẩu, kinh doanh sữa bột từ nước ngoài. Các công ty này chủ yếu là của Hoa Kỳ, EU, Úc… nên việc đại sứ các nước này lên tiếng, bảo vệ quyền lợi cho các công ty nói trên đã có thể dự đoán từ trước.Theo Thông tư 122 của Bộ Tài chính, tất cả nhà sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sữa đều phải đăng ký và kê khai giá. Bộ Tài chính hy vọng với sự ra đời của thông tư mới, lần đầu tiên sẽ có chế tài buộc các hãng sữa chứng minh tính hợp lý của giá bán trên thị trường.Theo Bộ Công thương, từ đầu năm tới nay, sữa đã có 4 lần tăng giá. Thị trường sữa hiện đang có dấu hiệu bị thao túng vì có khi giá thế giới không tăng, thậm chí giảm nhưng giá sữa trong nước vẫn tăng. Mặt khác, việc các hãng sữa tăng giá đồng loạt cho thấy dấu hiệu liên kết của một số nhà nhập khẩu.Vì vậy nhằm hạn chế tình trạng các hãng sữa bột nhập ngoại tăng giá một các tùy tiện, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 112/2010, thay thế Thông tư 104/2008, quy định tất cả các mặt hàng sữa bột nhập khẩu cho trẻ em dưới 6 tuổi phải đăng ký và kê khai giá với cơ quan quản lý giá. Và trong khi chờ thông tư mới có hiệu lực, một số hãng sữa ngoại lại điều chỉnh tăng giá.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w