II. Thực trạng xuất khẩu càphê sang thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam
2. Thực trạng xuất khẩu càphê của Tổng công ty càphê Việt Nam vào thị trường EU
2.7. Thương hiệu càphê củaVinacafe
Cho đến nay vẫn không ít người uống cà phê trên thế giới phàn nàn rằng họ chưa được biết đến cà phê Việt Nam. Điều đó cũng đúng dù rằng từ 5 năm trở lại đây Việt Nam đã là một nước có lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới, và đứng đầu về lượng cà phê Robusta. Mỗi năm ngành cà phê Việt Nam lại đưa ra thị trường 70-80 vạn tấn cà phê, tức là vào khoảng 12- 13 triệu bao cà phê trong đó hầu hết là cà phê Robusta. Chúng ta biết rằng những người tiêu dùng cà phê trên thế gới thường sử dụng 70% loại cà phê Arabica còn cà phê Robusta chỉ chiếm chừng 30% mà lượng cà phê Robusta ít ỏi đó chủ yếu là để pha trộn vào cà phê rang xay hoặc làm nguyên liệu chế biến cà phê hoà tan. Chỉ có những du khách ghé thăm Việt Nam mới có dịp sáng sớm
ngồi trong quan cà phê bên Hồ Gươm nhâm nhi một li cà phê pha lọc với loại cà phê Robusta Buôn Ma Thuật thuần tuý. Khi đó cái thứ nước đen huyền ảo sóng sánh đó mới có dịp được du khách cảm nhận được, đó là loại cà phê chưa đựng đầy đủ hượng vị của đất trời Việt Nam. Và cũng không ít du khách đến với Sơn La của vùng Tây bắc xa xôi hay thành phố Đà Lạt, xứ xở của mộng mơ và họ ngạc nhiên khi nhận ra rằng ly cà phê Arabica ở đây mang hương vị đặc biệt, nó thơm ngon không thua kém bất kỳ loại cà phê nào trên thế giới.
Việt Nam cái thương Cà phê hiệu hay cái xuất xứ địa lý đó đã nói nên điều gì với người tiêu dùng .
Trước hết, Việt Nam có dải đất hẹp, có bờ biển cong hình chữ S, với nhiều đới khí hậu khác nhau, phía nam nóng ẩm phù hợp với cà phê Robusta, phía bắc ôn hoà có mùa đông lạnh phù hợp cà phê Arabica. Cũng có những vùng ở phía nam nhưng ở bậc thềm cao từ 800-1000m trên mực nước biển lại thích hợp với cà phê Arabica
Cà phê Robusta với cái xuất xứ địa lý Buôn Ma Thuật, đã được nhiều người biết đến là một loại cà phê chất lượng cao, sở dĩ nó có hương vị khá đặc sắc vì nó được trồng trên vùng cao nguyên đất đỏ bazan, cao nguyên Buôn Ma Thuật- Buôn Hồ ở độ cao 500- 700m trên mực nước biển. Cà phê Arabica Lâm Đồng cũng như ở các vùng khác như Sơn La Điện Biên, Khe Xanh, A Lưới đều là những sản phẩm thơm ngon nổi tiếng. Lâm Đồng có khả năng cung cấp cho thị trường những sản phẩm cà phê Arabica hảo hạng. Các vùng cà phê khác ở Việt Nam, cà phê, cà phê Robusta cũng đều có tình hình tương tự như Lâm Đồng và Buôn Ma Thuật .Như thế cà phê Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành thương hiệu quen thuộc và được những người uống cà phê sành như EU mến mộ.
Chính từ xuất xứ của cà phê Việt Nam đã tạo cho Việt Nam nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng như :Trung Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà, Thiên Hương,…Các thương hiệu này đã được nhiều nước biết đến,
tuy nó không thể có chỗ đứng vững chắc như các thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới như : Nestle, Kratfoods, Saralee, Tchibo, P&G, Larazza,…Điều quan trọng là ta phải giữ được thương hiệu và phát triển thương hiệu để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.