THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.2.2. Trình tự kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Như trên đã trình bày thuế TNDN trong các DN Việt Nam (gồm DN lớn và DNNVV) được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế (tổng lợi nhuận kế toán trước thuế) và thuế suất thuế TNDN. Trong đó, thu nhập chịu thuế được xác định bằng doanh thu trừ chi phí hợp lý, hợp lệ cộng thu nhập khác. Do vậy, để có thể hiểu được kế toán thuế TNDN tại các DN hạch toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, trước hết cần phải tìm hiểu kế toán doanh thu, chi phí, thu nhập khác có ảnh hưởng như thế nào đến thuế TNDN.
2.2.2.1. Kế toán tổng hợp doanh thu và thu nhập khác
Doanh thu và thu nhập khác trong các DN bao gồm ba bộ phận: Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
• Kế toán doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ
Đối với mỗi DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, hạch toán theo các chế độ kế toán khác nhau thì kế toán doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ cũng khác nhau.
Tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh
Doanh thu bán hàng của công ty bao gồm: Doanh thu bán hàng trực tiếp; Doanh thu bán hàng nội bộ.
Doanh thu bán hàng trực tiếp
- Xuất bán buôn trực tiếp cho các hộ Công nghiệp, xuất bán cho các đại lý bán lẻ.
Kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT, thông báo chấp nhận thanh toán, phiếu thu hoặc giấy báo có của Ngân hàng để hạch toán, lập sổ.
- Xuất bán tái xuất cho nước bạn Lào:
Kế toán bán hàng căn cứ vào Hoá đơn GTGT xuất bán thu ngoại tệ nhập để hạch toán, lập sổ.
- Xuất bán lẻ:
Căn cứ vào các hoá đơn GTGT bán lẻ nhập để hạch toán, lập sổ.
Kế toán doanh thu nội bộ
Doanh thu nội bộ thể hiện giá trị hàng hoá mà công ty xuất bán cho các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu, là căn cứ để xác định thuế GTGT đầu ra cho Công ty và thuế GTGT đầu vào ở các đơn vị đó.
Căn cứ vào các chứng từ, hoá đơn trên để kế toán lập sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái các tài khoản) sau:
Ví dụ 2.1a: Tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh căn cứ vào hoá đơn GTGT số 239128 ngày 01/12/2006. (Được thể hiện tại bảng 2.3.)
Nợ TK 131 1.071.000 Có TK 5111 928.182 Có TK 33311 92.818 Có TK 33319 50.000
Cuối niên độ kế toán, căn cứ số liệu tập hợp được trên TK5111 kế toán kết chuyển sang TK911 để xác định doanh thu tiêu thụ trong kỳ theo định khoản:
Nợ TK 5111 928.182
Có TK911 928.182
Được thể hiện tại bảng 2.5 Trích sổ cái TK5111
Được thể hiện tại bảng 2.6 Trích sổ cái TK911 Tại Công ty cổ phần xây dựng số 6
Khi Công ty trúng thầu thi công một công trình nào đó. Chủ đầu tư và Công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng kinh tế với các điều khoản rõ ràng về thời gian bắt đầu thi công, nội dung công việc thực hiện, phương thức thanh toán...
Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư, việc thi công, thanh toán sẽ được thực hiện theo tiến độ công trình và theo điều khoản đã ký kết.
Khi công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo từng giai đoạn, từng đợt hoặc từng phần việc hoàn thành giữa đơn vị mình với chủ đầu tư đã được tất cả các bộ phận của hai bên phê duyệt, căn cứ vào đề nghị của chủ đầu tư, kế toán kiểm tra lại xem tiến độ thanh toán của chủ đầu tư đúng theo nội dung đã được quyết toán. Đối với các công trình, hạng mục công trình có giá trị ít thì thường quyết toán một lần khi công trình hoàn thành bàn giao. Đến khi đó kế toán mới viết hoá đơn 1 lần toàn bộ giá trị công trình theo quyết toán được hai bên phê duyệt và phiếu giá khối lượng hoàn thành để chuyển trả cho chủ đầu tư.
Toàn bộ bản quyết toán khối lượng công việc hoàn thành, hoá đơn GTGT của từng công trình, hạng mục công trình được kế toán lưu thành một bộ làm căn cứ để xác định doanh thu tiêu thụ trong kỳ.
Căn cứ vào tổng giá trị trên hoá đơn xuất bán trả cho chủ đầu tư, kế toán vào sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản theo định khoản sau:
Ví dụ 2.1b: Tại Công ty cổ phần xây dựng số 6 căn cứ vào hoá đơn GTGT số 2135 ngày 15/11/2006. (Được thể hiện tại bảng 2.4.)
Nợ TK 131 6.996.574.000 Có TK 5111 6.663.403.809 Có TK 33311 333.170.191
Cuối niên độ kế toán, căn cứ số liệu tập hợp được trên TK5111 kế toán kết chuyển sang TK911 để xác định doanh thu tiêu thụ trong kỳ theo định khoản:
Nợ TK 5111 6.663.403.809 Có TK911 6.663.403.809
Được thể hiện tại bảng 2.7 Trích sổ Nhật ký chung
Được thể hiện tại bảng 2.8 Trích sổ cái TK5111
Được thể hiện tại bảng 2.9 Trích sổ cái TK911
Phản ánh trên TK5111 là doanh thu hàng hoá của đơn vị thực hiện trong kỳ. Hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu, kế toán vẫn hạch toán bình thường để xác định doanh thu tiêu thụ cho từng tháng, quý. Nhưng đến cuối năm mới làm cơ sở để xác định thu nhập chịu thuế TNDN phải nộp trong năm.
• Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Tại công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh chủ yếu là bán xăng, dầu còn tại công ty CP xây dựng số 6 chủ yếu là nhận thầu xây dựng các công trình, hạng mục công trình. Qua khảo sát thực tế cho thấy các doanh nghiệp hạch toán doanh thu hoạt động tài chính thường là phần lãi số dư tài khoản ngân hàng ở những ngân hàng DN mở tài khoản. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, kế toán căn cứ vào giấy báo có của Ngân hàng, để hạch toán theo định khoản sau:
Ví dụ 2.2. Trong kỳ tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh có khoản lãi tiền gửi là 21.235.336 đồng theo báo cáo của ngân hàng, kế toán định khoản:
Nợ TK 1121 21.235.336 Có TK 515 21.235.336
Căn cứ vào số liệu đã hạch toán, kế toán vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 515. Được thể hiện tại bảng 2.10 Sổ cái TK 515 tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh
Nghiệp vụ hoàn toàn tương tự đối với Công ty cổ phần xây dựng số 6.
Được thể hiện tại bảng 2.11 Sổ cái TK 515 tại Công ty cổ phần xây dựng số 6
Cuối niên độ kế toán, căn cứ số liệu trên TK515 kế toán kết chuyển sang TK911 để xác định doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ theo định khoản:
Nợ TK 515 21.235.336 Có TK911 21.235.336
Số liệu trên sẽ được cập nhật vào Nhật ký chung, sổ cái các tài khoản liên quan.
• Kế toán thu nhập khác
Ngoài doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính tại các DN còn phát sinh một loại thu nhập khác là loại thu nhập phát sinh không thuộc hai loại trên. Loại thu nhập này phát sinh không thường xuyên và không liên quan đến hoạt động SXKD chính trong kỳ của DN. Liên quan đến thu nhập khác thường là không theo dự kiến của DN như thu thanh lý tài sản..
Khi phát sinh các khoản thu nhập khác, kế toán căn cứ vào biên bản định giá tài sản, biên bản đề nghị thanh lý tài sản... lập các chứng từ gốc thích hợp (phiếu thu hoặc giấy báo có ngân hàng) và định khoản:
Ví dụ 2.3. Căn cứ phiếu thu số 36 ngày 12/11/2006 tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh thanh lý một chiếc xe Pazero, kế toán định khoản:
Nợ TK 1111 110.000.000 Có TK 131 110.000.000
Căn cứ vào chứng từ xác định thu nhập khác, kế toán định khoản:
Nợ TK 131 110.000.000
Có TK 711 100.000.000
Có TK 33311 10.000.000
Số liệu trên sẽ được kế toán cập nhật hàng ngày vào nhật ký chung, các số cái có liên quan.
Được thể hiện tại bảng số 2.12 Sổ cái TK 711 tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh
Được thể hiện tại bảng số 2.13 Sổ cái TK 711 tại Công ty cổ phần xây dựng số 6
Cuối niên độ kế toán, căn cứ số liệu trên TK711 kế toán kết chuyển sang TK911 để xác định tổng thu nhập khác trong kỳ theo định khoản:
Nợ TK 711 160.000.000 Có TK911 160.000.000
2.2.2.2. Kế toán chi phí hợp lý, hợp lệ được trừ để tính thu nhập chịu thuế
Qua khảo sát thực tế chi phí hợp lý, hợp lệ trong các doanh nghiệp được tính để loại trừ ra khỏi thuế TNDN bao gồm:
- Giá vốn hàng bán (chi phí sản xuất trong kỳ) - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí hoạt động tài chính
- Chi phí khác
Tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh
• Kế toán giá vốn hàng bán
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Việc nhập xuất kho được ghi hàng ngày khi các nghiệp vụ phát sinh. Công ty xác định giá trị hàng xuất kho theo giá hạch toán. Giá trị hàng xuất kho được xác định như sau:
Giá trị hàng xuất kho = Đơn giá hạch toán x Số lượng xuất kho.
Đơn giá hạch toán = Tổng trị giá hàng nhập trong kỳ của mỗi mặt hàng Tổng lượng nhập trong kỳ của mỗi mặt hàng Đơn giá này được tính cho từng mặt hàng và từng tháng khác nhau. Như vậy mỗi mặt hàng, mỗi tháng có một đơn giá khác nhau.
Hàng xuất bán của Công ty có thể là xuất bán trực tiếp cho khách hàng hoặc xuất điều động nội bộ ngành. Đơn giá trên được áp dụng để tính giá vốn cho lượng hàng xuất ở tất cả các phương thức. Kế toán lập bảng kê xuất kho hàng hoá, số liệu tính toán trên bảng kê căn cứ vào giá hạch toán.
Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, trên cơ sở lượng hàng hoá xuất bán kế toán xác định trị giá vốn hàng bán theo định khoản sau:
Nợ TK 632
Có TK 156
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, do giá xăng dầu thế giới không ổn định, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam thông báo giá giao tại kho Công ty mỗi tháng 02 hoặc 03 kỳ giá. Để đảm bảo công tác hạch toán toàn Công ty, hàng kỳ Công ty ban hành đơn giá hạch toán nhằm thuận tiện trong việc hạch toán giá vốn cho hàng xuất bán, do vậy sẽ có sự chênh lệch giữa giá giao và giá hạch toán. Công ty sử dụng tài khoản 156121, 15622, 15652, 15682 để phản ánh chênh lệch này.
Cuối tháng kế toán căn cứ vào Trị giá hàng nhập theo giá mua và Trị giá hàng nhập tính theo giá hạch toán theo từng kỳ kế toán xác định chênh lệch giữa giá mua và giá hạch toán, kế toán cập nhật vào máy theo định khoản:
Nợ TK 1561, 1562, 1565, 1568 Trường hợp chênh lệch Có TK 3361 giá mua và giá hạch toán > 0 Nợ TK 3361 Trường hợp chênh lệch Có TK 1561,1562, 1565, 1568 giá mua và giá hạch toán < 0 Sau đó phân bổ chênh lệch này vào giá vốn hàng bán theo Công văn số 70/XD-TCKT của Tổng Công ty ngày 14/01/2004 về việc hướng dẫn xác định giá trị tồn kho cuối kỳ.
- Nếu chênh lệch giá mua và giá hạch toán > 0. Theo tiêu thức phân bổ quy định, kế toán tính được số phân bổ tăng giá vốn để nhập dữ liệu vào máy theo định khoản sau:
Nợ TK 632
Có TK 1561, 1562, 1565, 1568 -Nếu chênh lệch giá mua và giá hạch toán < 0. Theo tiêu chuẩn phân bổ kế toán tính được số được giảm giá vốn hàng bán để nhập vào máy theo định khoản sau:
Nợ TK 1561, 1562, 1565, 1568
Phương pháp hạch toán giá vốn được minh hoạ bằng ví dụ cụ thể như sau:
Ví dụ 2.4: Căn cứ vào bảng kê nhập hàng hoá kế toán tính được đơn giá hạch toán của mặt hàng Xăng A92 trong tháng 12/2006 là: 8.765 đồng/lít. Ngày 31/10/2006 Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh xuất bán dầu DIESEL cho đơn vị nội bộ đó là Công ty xăng dầu Quảng Bình số lượng lít thực tế: 15.824 lít, thuế suất VAT:10%, đơn giá bán chưa có thuế GTGT: 7.339 đồng.
Căn cứ vào Hoá đơn bán hàng số 03458 ngày 31/10/2006 kế toán định khoản:
Nợ TK 6321: 2.861.062.535 đồng
Có TK 1561: 2.861.062.535 đồng
Căn cứ vào Bảng kê tổng hợp nhập giá vốn- giá mua Xăng A92 vào tháng 12/2006 của Công ty, kế toán xác định được chênh lệch giá mua lớn hơn giá hạch toán là: 558.562.006 đồng. Kế toán định khoản sau:
Nợ TK 1561: 558.562.006 đồng
Có TK 3361: 558.562.006 đồng
Căn cứ vào lượng tồn kho cuối tháng, kế toán lập biểu tính chênh lệch giá vốn tồn kho nhập trước, xuất trước tháng 12/2006 của mặt hàng Xăng A92 và xác định được:
- Giá trị tồn kho theo phương pháp Nhập trước, xuất trước = lượng tồn * giá nhập chuyến cuối : 594, 159 lít * 8.859 đồng = 5.263.654.581đồng.
- Giá trị tồn kho theo sổ sách = lượng tồn * giá hạch toán: 594,159 lít * 8.765 đồng = 5.207.803.635 đồng.
Vậy, chênh lệch tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước và tồn kho theo sổ sách là : 5.263.654.581- 5.207.803.635 = 55.850.946 đồng. Từ đó, kế toán tính được số phân bổ chênh lệch giá mua và giá hạch toán để hạch toán tăng giá vốn: 558.562.006 - 55.850.946 =502.711.060 đồng.
Kế toán nhập dữ liệu vào máy theo định khoản sau: Nợ TK 6321: 502.711.060 đồng
Xem sổ 2. 14. Sổ cái TK 632111 quý 4/2006 tại Công ty
• Kế toán chi phí bán hàng và Quản lý doanh nghiệp
Công ty xăng dầu Nghệ tĩnh là một doanh nghiệp thương mại, các chi phí phát sinh trong quá trình nhập, xuất, tồn chứa hàng hoá chủ yếu phục vụ mục đích kinh doanh (Bán hàng). Tại Công ty hàng kỳ phát sinh các khoản mục chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được tập hợp và hạch toán trên tài khoản 641 (Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp).
Xác định chi phí như sau: Căn cứ vào các phiếu chi, giấy báo nợ Ngân hàng, Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Bảng đăng ký TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ, các hoá đơn tiền nước, điện, điện thoại. Bảng thanh toán tiền lương và thanh toán các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn)...vv
Tập hợp các chi phí phát sinh tại các kho, các cửa hàng bán lẻ là chi phí bán hàng.
Tập hợp các chi phí tại văn phòng Công ty (Chi nhánh) phục vụ công tác quản lý hành chính là chi phí quản lý.
Song ở Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh nói riêng, ngành xăng dầu nói chung, việc tập hợp chi phí quản lý không hạch toán trên tài khoản 642 (Chi phí quản lý). Hàng kỳ để hạch toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 641: Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Trình tự kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp:
Căn cứ vào đặc điểm về mô hình tổ chức kinh doanh, tính chất của mặt hàng kinh doanh xăng dầu và yêu cầu quản trị kinh doanh của ngành, chi phí bán hàng và quản lý tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh được hạch toán chi tiết theo 17 khoản mục chi phí: