PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 (Trang 54 - 59)

IV. Sản xuất vật tư kỹ thuật (cái)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z

3.1. Phương hướng nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 Nhà máy Z153

Về cơ bản tình hình lao động và tiền lương của Nhà máy Z-153 nằm trong tình trạng chung của các doanh nghiệp quốc phòng thực hiện các sản phẩm công ích. Số lượng lao động được Bộ Quốc phòng định biên theo sản lượng hàng quốc phòng được cân đối trong giai đoạn hiện tại có tính đến hệ số sẵn sàng phục vụ chiến đấu. Chất lượng lao động tốt. Cán bộ, công nhân có nhiều kinh nghiệm trong sửa chữa và sản xuất, có trình độ và tay nghề khá. Lương trung bình của người lao động ở mức độ trung bình khá so với khu vực và các doanh nghiệp công nghiệp cơ khí. Quỹ tiền lương bao giờ cũng phải dựa trên nguyên tắc: Bảo đảm quyền tự chủ doanh nghiệp, kết hợp với sự quản lý thống nhất của Nhà nước về tiền lương trên cơ sở gắn thu nhập của người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh , đồng thời kết hợp hài hoà các lợi ích. Do vậy trên cơ sở các chính sách về tiền lương đã được chính phủ ban hành các doanh nghiệp phải nghiên cứu lựa chọn, vận dụng để giải quyết các vấn đề về tiền lương, về thu nhập đối với người lao động sao cho tiền lương và thu nhập phải thúc đẩy, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả công việc mình làm. Đặc biệt nâng cao vai trò đại diện của tổ chức công đoàn ở doanh nghiệp và ngành; hình thành cơ chế các bên và ký kết thỏa ước lao động tập thể; xây dựng cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, nhất là tiền lương tối thiểu ở Nhà máy.

Phương hướng hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy trước hết phải hoàn thiện từng nội dung của công tác này, bao gồm điều chỉnh cách tính định mức

lao động và đơn giá tiền lương sao cho phù hợp hơn, chính xác hơn, chi tiết hơn để đảm bảo công bằng cho người lao động.

Ngoài ra, Nhà máy cũng cần có một số biện pháp liên quan đến hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh, nhằm tác dụng bổ trợ, thúc đẩy việc hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm. Các phương hướng đó tập trung vào tăng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đảm bảo các chế độ làm việc tốt nhất của người lao động, các biện pháp liên quan đến công tác quản lý của các cấp lãnh đạo nói chung.

Tất cả những phương hướng hoàn thiện trên cần dựa trên nền tảng là các chế độ, chính sách do Nhà nước ban hành có liên quan đến công tác lao động - tiền lương. Do đó, những phương hướng nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 bao gồm cả những biện pháp quản lý vĩ mô của Nhà nước.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 Nhà máy Z153

Nhà máy quản lý công tác tiền lương phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Tiền lương là phần thu nhập chính của người lao động. Việc xác định các hình thức trả lương phù hợp cho từng đối tượng lao động, việc tính toán giá trị của các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động phải đảm bảo cho mức thu nhập của người lao động tối thiểu bù tái sản xuất được sức lao động.

Tiền lương phải được đặt trong mối quan hệ với số lượng và chất lượng lao động, với kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ và doanh thu sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

Để hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm, Nhà máy cần chú ý đến các biện pháp sau:

3.2.1. Xây dựng định mức lao động chi tiết tới từng nhóm sản phẩm

Việc xây dựng định mức lao động cho những sản phẩm sửa chữa lớn chỉ nhằm mục đích tổng hợp lại kết quả sửa chữa, trên cơ sở cân đối chi phí và doanh thu. Thực tế, Nhà máy có thể áp dụng xây dựng định mức cho từng cụm chi tiết của sản phẩm, cụ thể như sau:

Đối với những sản phẩm sửa chữa lớn như các loại xe tăng thiết giáp T-54, T-55, T-59, BMP-1 thì phân chia thành từng cụm chi tiết riêng biệt, sau đó xây dựng định mức cho từng cụm chi tiết này để đến khi có sản phẩm nhập sửa chữa, hỏng đến đâu sửa chữa đến đó và áp dụng định mức cho phần máy móc sửa chữa đó.

Đối với sửa chữa vừa xe tăng thiết giáp, Nhà máy có thể quy định mức độ sửa

chữa khoảng bao nhiêu phần trăm để vừa áp dụng định mức cho cả xe, vừa áp dụng định mức cho từng động cơ hay cụm chi tiết.

Biện pháp này giúp cho Nhà máy giảm những chi phí không cần thiết đến mức tối thiểu, tránh hiện tượng lãng phí sức lao động, định mức không tương xứng với trình độ, cấp bậc của người lao động. Định mức lao động cũng phải phù hợp với từng loại công việc, từng bước công việc trong cả giai đoạn sản xuất, điều này sẽ giúp cho Nhà máy sử dụng lao động cho từng bước công việc hợp lý cả về số lượng và trình độ chuyên môn. Do đó, Nhà máy cần xây dựng định mức dựa trên những phương pháp khoa học, đồng thời liên tục kiểm tra lại định mức đó hàng kỳ để có thể có những thay đổi kịp thời, phù hợp với thực tế hơn, tránh việc xác định dựa chỉ trên kinh nghiệm của người lao động và những cán bộ chuyên môn.

Để thực hiện biện pháp này, Nhà máy cần phải phân công những cán bộ xây dựng định mức có kinh nghiệm, dựa trên các cơ sở tính toán số liệu khoa học để xây dựng nên định mức cho từng bộ phận riêng biệt. Do đó, một loạt những biện pháp liên quan đến công tác thống kê trong Nhà máy cần được thực hiện ở mục 3.2.2 sau.

3.2.2. Công tác thống kê phải được thực hiện thường xuyên và được kiểm tra chặt chẽ chặt chẽ

Kết quả của công tác này là cơ sở cho việc xây dựng chính xác các chỉ tiêu như đơn giá tiền lương hoặc định mức lao động. Thống kê càng chi tiết, tỉ mỉ thì việc xây dựng định mức lao động càng chính xác. Thống kê thường xuyên sẽ giúp cho Nhà máy thu thập được những ý kiến thực tế của người lao động về việc áp dụng hình thức tiền lương như vậy có phù hợp hay không, có đảm bảo công bằng giữa các cá nhân và các phân xưởng hay không, có đảm bảo cho tái sản xuất sức lao động của người lao động hay không.

Để làm được điều này, Nhà máy cần có những biện pháp sau:

Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thống kê: Những cán bộ này có

nhiệm vụ thường xuyên tổng hợp các giấy báo ca, các thống kê, thông báo, báo cáo từ từng tổ, nhóm tại từng phân xưởng về kết quả thực hiện từng bước công việc đối với từng sản phẩm hay nhóm sản phẩm cụ thể. Những số liệu này sau đó sẽ được chuyển sang cho phòng Kỹ thuật để tổng hợp, phân tích tìm ra định mức lao động thật hợp lý, chi tiết tới từng sản phẩm của Nhà máy. Thống kê về tiền lương và đơn giá tiền lương sẽ giao cho Phòng Tổ chức lao động. Phòng này có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu, phân tích và đưa ra những đơn giá tiền lương phù hợp hơn.

Ứng dụng những tiến bộ công nghệ vào công tác thống kê: Nhà máy cần hoàn

thiện hệ thống mạng nội bộ (Local Area Network – LAN) nhằm liên kết thông tin giữa các phòng ban với nhau. Thông tin được chia sẻ nội bộ sẽ giảm thiểu công sức của những cán bộ thống kê, giúp quá trình thu thập thông tin nhanh chóng hơn. Do đó, Nhà máy cần có những đầu tư thích đáng cho máy tính, các thiết bị truyền dẫn thông tin, văn phòng… để có thể phục vụ tốt nhất cho hoạt động thống kê, phân tích điều tra trong công tác xây dựng mức lao động.

Nhà máy thường xuyên xem xét lại tình hình thu nhập của người lao động, của từng phân xưởng và phòng ban, tình hình chi quỹ tiền lương có phù hợp với tình hình thu nhập trong sản xuất kinh doanh của Nhà máy hay không. Những thống kê càng chính xác, càng cụ thể và tỉ mỉ sẽ giúp cho Nhà máy có được những đối chiếu, so sánh với những kiến nghị, thắc mắc của người lao động, để từ đó có những biện pháp giải quyết phù hợp. Nhà máy cũng nên thông báo quy chế tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp công việc rộng rãi và công khai đến người lao động.

3.2.3. Xây dựng đơn giá tiền lương cho từng đối tượng lao động

Lực lượng lao động hiện tại của Nhà máy bao gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và hạ sĩ quan bổ sung. Mỗi nhóm lao động này lại có cấp bậc, trình độ khác nhau, có giá trị đóng gớp khác nhau vào công việc chung. Với đặc điểm sản xuất trong Nhà máy chủ yếu là tập thể, tổ nhóm, nên việc xây dựng chính xác đơn giá tiền lương cho từng loại lao động sẽ đảm bảo công bằng giữa các phân xưởng và cá nhân, đảm bảo cho việc chia lương cho từng lao động trong tập thể trở nên dễ dàng hơn, ít dẫn đến bức xúc, tranh cãi trong người lao động.

Nhà máy cần có những nghiên cứu và thống kê chính xác để có thể đưa ra những dự báo hợp lý hơn về kế hoạch sản xuất và về doanh thu kỳ tới. Những nghiên cứu này dựa trên những biến động trên thị trường về nhu cầu sửa chữa và sản xuất sản phẩm, về tình hình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và về dự báo chỉ tiêu của Bộ quốc phòng chuyển đến. Việc xác định doanh thu dự kiến của Nhà máy càng sát với thực tế bao nhiêu thì việc xác định đơn giá tiền lương càng hợp lý bấy nhiêu.

Do đó, Nhà máy có thể áp dụng những biện pháp sau:

Xây dựng đội ngũ cán bộ cho công tác thống kê tiền lương: Đây là biện pháp đã được nêu ra như ở mục 3.2.2, thuộc về nhiệm vụ của phòng Tổ chức Lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thị trường: Những cán bộ này thuộc phòng Kế hoạch của Nhà máy, không chỉ có nhiệm vụ tìm kiếm các đơn hàng cho Nhà máy mà còn phải tìm hiểu về tình hình cung cầu Lao động - Tiền lương, xem những biến động hiện tại ra sao, mức lương phổ biến cho những lao động ở cùng một trình độ là như thế nào. Những thông tin này có tác dụng giúp Nhà máy điều chỉnh mức tiền lương cho người lao động để phù hợp hơn với thị trường, tạo được niềm tin ở người lao động, khuyến khích họ hăng say làm việc.

3.2.4. Bổ sung phương thức trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán

Ngoài cách tính lương như hiện nay dựa trên khối lượng sản phâm, Nhà máy nên áp dụng thêm phương thức tính lương dựa trên ngày công thực tế:

QTLSPTLSPi = n x li x ti x hi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà máy Z153 (Trang 54 - 59)